BÌNH CHỊU ÁP LỰC - KIỂM ĐỊNH AN TOÀN - QUẢN LÝ, SỬ DỤNG AN TOÀN NỒI HƠI TRONG DOANH NGHIỆP

Ngày đăng: 07-09-2021 | ISO - Solutions

Khái niện về thiết bị áp lực

Các thiết bị chịu áp lực là các thiết bị dùng để tiến hành các quá trình nhiệt học, hoá học cũng như dùng để chứa, tồn trữ, vận chuyển, bảo quản các chất ở trạng thái có áp suất cao hơn áp suất khí quyển. Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và thiết bị áp lực, những thiết bị làm việc với áp suất từ 0,7 bar trở lên coi là thiết bị áp lực.

Các loại thiết bị áp lực

Luật liên quan phải tuân thủ

- QCVN 01:2008 - BLĐTBXH - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực;

- TCVN 8366:2010 - Bình chịu áp lực - Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo;

- TCVN 6155:1996 - Bình chịu áp lực - Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa;

- TCVN 6156:1996 - Bình chịu áp lực - Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa, phương pháp thử;

- TCVN 6008:2010 - Thiết bị áp lực - Mối hàn yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra.

 

Các bình trong hệ thống lạnh

Quy định an toàn về thiết kế chế tạo thiết bị chịu áp lực ( Xem trong mục 2 QCVN 01:2008)

Quy định về kiểm tra trong quá trình chế tạo thiết bị áp lực ( Xem trong mục 2.3 QCVN 01:2008)

Quy định về kiểm tra trong quá trình chế tạo thiết bị áp lực ( Xem trong mục 2.3 QCVN 01:2008)

Các thông tin bắt buộc phải có trên thiết bị áp lực khi xuất xưởng (Xem mục 2.4.2 QCVN 01:2008)

Quy định về lắp đặt, sửa chữa nồi hơi và bình chịu áp lực (Xem mục 4 QCVN 01:2008)

Quy định về quản lý thiết bị áp lực:

+ Đối với bình chịu áp lực

-  Người vận hành bình chịu áp lực phải vận hành bình theo đúng quy trình vận hành cơ sở ban hành; kịp thời phát hiện và bình tĩnh xử lý sự cố xảy ra theo quy trình đồng thời báo ngay cho người phụ trách và ghi vào sổ nhật ký vận hành.

Trong khi bình đang hoạt động không được làm việc riêng hoặc bỏ vị trí.

Cho phép bình làm việc với môi chất không độc hại, không dễ cháy nổ hoạt động không cần có người vận hành trực tiếp nếu bình được trang bị hệ thông tự động, hệ thống tín hiệu, bảo vệ đảm bảo chế độ là việc bình thường hoặc tự động ngừng hoạt động khi chế độ làm việc của bình bị trục trặc có thể dẫn đến sự cố.

Người sử dụng phải xây dựng quy trình và quy định chu kỳ kiểm tra sự làm việc hoàn hảo của hệ thống tự động, bảo vệ nêu trên của bình. Kết quả kiểm tra được ghi vào sổ theo dõi bình.

- . Việc nạp khí (khí nén, khí hoá lỏng, khí hoà tan, ...) vào chai, bồn bể, thùng phải do người có chức năng nạp khí thực hiện.

-  Người nạp khí, bảo quản, vận chuyển chai, bồn, thùng đã nạp khí phải tuân thủ các quy định của tiêu chuẩn Việt Nam về kỹ thuật an toàn hiện hành cho những công việc liên quan.

-  Người sử dụng khí nạp trong chai, bồn, thùng ngoài việc thực hiện các quy định của tiêu chuẩn Việt Nam về kỹ thuật an toàn hiện hành còn phải tuân thủ hướng dẫn sử dụng của người nạp hoặc người bán khí.

+ Đối với nồi hơi

- Người sử dụng phải lập sổ nhật ký vận hành cho mỗi nồi hơi trong đó người vận hành ghi thời gian, số lần xả bẩn; kiểm tra áp kế, van an toàn; tình trạng làm việc của nồi hơi, những trục trặc trong hoạt động của nồi hơi và các thiết bị phụ để ca sau quan tâm theo dõi; tình hình giao nhận phương tiện, dụng cụ…ký xác nhận bàn giao.

- Trong nhà nồi hơi phải trang bị đồng hồ; phương tiện hoặc biện pháp thông tin đảm bảo thông tin nhanh, chính xác giữa người vận hành với người sử dụng hơi, người cung cấp nước, nhiên liệu, người quản lý vận hành. Bố trí chỗ tắm rửa, vệ sinh cho người vận hành có thể ở trong hoặc gần nhà nồi hơi nhất .

-  Cấm phân công người vận hành nồi hơi làm những công việc không liên quan đến công việc của họ trong lúc nồi hơi đang hoạt động.

Cấm bố trí lao động nữ trực tiếp vận hành nồi hơi.

- Người vận hành nồi hơi phải chịu trách nhiệm về sự hoạt động an toàn của các nồi hơi trong phạm vi mình phụ trách. Người vận hành nồi hơi không được phép làm việc riêng và những công việc khác không có liên quan đến chức trách của mình hoặc tự ý bỏ đi nơi khác trong khi đang vận hành nồi hơi.

-  Cho phép nồi hơi hoạt động không cần có người theo dõi phục vụ thường xuyên nếu nồi hơi được trang bị hệ thống tự động, hệ thống tín hiệu, bảo vệ đảm bảo chế độ làm việc bình thường, khắc phục sự cố hoặc tự động ngừng hoạt động của nồi hơi khi chế độ của nồi hơi bị trục trặc có thể dẫn đến sự cố.

Người sử dụng phải xây dựng quy trình và quy định chu kỳ kiểm tra sự làm việc hoàn hảo của hệ thống tự động, bảo vệ nêu trên của nôi hơi. Kết quả kiểm tra được ghi vào sổ theo dõi nồi hơi.

-  Người vận hành nồi hơi phải vận hành nồi hơi đúng quy trình đã được ban hành và huấn luyện. Khi có sự cố ngừng nồi hơi đúng quy trình, báo cáo ngay cho người có trách nhiệm biết và ghi vào sổ nhật ký vận hành.

- Chất lượng nước cấp cho nồi hơi phải đảm bảo đúng quy định của người thiết kế, chế tạo nhưng không được thấp hơn tiêu chuẩn Việt Nam về kỹ thuật an toàn hiện hành cho loại nồi hơi đó.

-  Trong quá trình vận hành, phải thực hiện đúng chế độ kiểm tra các thiết bị đo kiểm, bảo vệ, cảnh báo; hệ thống bảo vệ tự động; các thiết bị phụ trợ và bơm cấp theo quy định của tiêu chuẩn Việt Nam về kỹ thuật an toàn hiện hành.

- Đối với nồi hơi chuyên dùng sản xuất điện; sản xuất điện - nhiệt; ngoài việc thực hiện quy định của Quy chuẩn này còn phải tuân theo quy định riêng của cơ quan quản lý chuyên ngành.

Các thiết bị khác xem trong QCVN 01:2008

Quy định về người quản lý, vận hành nồi hơi, bình chịu áp lực và thợ hàn áp lực

Người vận hành nồi hơi, bình chịu áp lực phải được đào tạo, huấn luyện về nghiệp vụ nêu tại Điều 5.1.8 của Quy chuẩn này được quy định như sau:

- Việc đào tạo, huấn luyện về nghiệp vụ được thực hiện dưới các hình thức:

+ Đào tạo qua các trường chuyên ngành, cơ sở dậy nghề, trung tâm huấn luyện, cơ quan kiểm định, cơ sở chế tạo;

+ Đào tạo, huấn luyện tại cơ sở; mở lớp tập trung hoặc trong quá trình tiếp nhận, lắp đặt, vận hành thử nghiệm nồi hơi, bình chịu áp lực.

 Nội dung đào tạo:

+ Kiến thức cơ bản về nồi hơi, bình chịu áp lực, chuyên sâu về thiết bị được vận hành;

+ Thực tập thực tế kỹ năng vận hành, xử lý sự cố thường gặp;

+ Kiểm tra, sát hạch.

 Cấp bằng nghề, chứng chỉ nghề, giấy chứng nhận huấn luyện an toàn về nghiệp vụ:

+ Việc cấp bằng nghề, chứng chỉ nghề phải do cơ sở có chức năng nêu tại Mục 5.1.8 QCVN 01:2008  thực hiện và phải tuân thủ theo quy định hiện hành của Nhà nước về dạy nghề.

+ Người vận hành chính nồi hơi sản xuất điện- nhiệt phải có bằng nghề, các nồi hơi khác phải có chứng chỉ nghề

+ Người theo dõi phục vụ, không vận hành trực tiếp nồi hơi nêu trong điều 5.2.5 QCVN 01:2008 của Quy chuẩn này và người vận hành bình chịu áp lực tối thiểu phải có chứng nhận huấn luyện an toàn về nghiệp vụ.

- Người quản lý nồi hơi, bình chịu áp lực phải là người nắm vững nội quy, quy trình vận hành an toàn và xử lý sự cố của tất cả nồi hơi, bình chịu áp lực được giao của cơ sở; các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn Việt Nam về an toàn lao động và các quy định của Nhà nước, Bộ, ngành, cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) có liên quan đến công tác quản lý loại thiết bị này.

Kiểm định an toàn thiết bị áp lực (Bình chịu áp lực)

Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của bình theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn ở các thời điểm khi:

  • Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của bình;
  • Khi sử dụng lại các bình đã nghỉ hoạt động từ 12 tháng trở lên;
  • Sau khi thay đổi vị trí lắp đặt (đối với bình cố định);
  • Khi có yêu cầu của cơ sở hoặc cơ quan có thẩm quyền.

Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu, định kỳ, bất thường đối với các bình chịu áp lực có áp suất làm việc cao hơn 0,7 bar không kể áp suất thủy tĩnh

Không áp dụng cho các loại chai dùng để chứa, chuyên chở khí nén, khí hóa lỏng, khí hòa tan, tích số giữa dung tích (tính bằng lít) và áp suất (tính bằng bar) không quá 200, bình có dung tích nhỏ hơn 25 lít.

Các bước kiểm định

Khi kiểm định kỹ thuật an toàn bình chịu áp lực, tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn phải thực hiện lần lượt theo các bước sau:

- Kiểm tra hồ sơ, lý lịch bình chịu áp lực;

- Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong;

- Kiểm tra kỹ thuật thử nghiệm;

- Kiểm tra vận hành;

- Xử lý kết quả kiểm định.

Điều kiện kiểm định

Khi tiến hành kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

- Bình chịu áp lực phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định.

- Hồ sơ, tài liệu của thiết bị phải đầy đủ.

- Các yếu tố môi trường, thời tiết không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định.

- Các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng để kiểm định bình chịu áp lực.

Chuẩn bị kiểm định (Xem chi tiết trong quy trình kiểm định 07:2016/QTKĐ - BLĐTBXH)

Tiến hành kiểm định

Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài

Kiểm tra kỹ thuật bên trong

Kiểm tra kỹ thuật thử nghiệm

Kiểm tra vận hành

Xử lý kết quả

- Lập biên bản kiểm định với đầy đủ nội dung theo mẫu quy định tại phụ lục 02 ban hành kèm theo quy trình này.

-  Thông qua biên bản kiểm định:

Thành phần tham gia thông qua biên bản kiểm định bắt buộc tối thiểu phải có các thành viên sau:

- Đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền;

- Người được giao tham gia và chứng kiến kiểm định;

- Kiểm định viên thực hiện việc kiểm định.

Khi biên bản được thông qua, kiểm định viên, người tham gia chứng kiến kiểm định, đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền cùng ký và đóng dấu (nếu có) vào biên bản. Biên bản kiểm định được lập thành hai (02) bản, mỗi bên có trách nhiệm lưu giữ 01 bản.

-  Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch của bình chịu áp lực (ghi rõ họ tên kiểm định viên, ngày tháng năm kiểm định).

-  Dán tem kiểm định: Kiểm định viên dán tem kiểm định khi bình chịu áp lực đạt yêu cầu. Tem được dán ở vị trí dễ quan sát.

-  Chứng nhận kết quả kiểm định:

-  Khi bình chịu áp lực đạt được các yêu cầu kỹ thuật an toàn, tổ chức kiểm định cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định cho bình chịu áp lực trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thông qua biên bản kiểm định tại cơ sở.

-  Khi bình được kiểm định không đạt các yêu cầu thì chỉ thực hiện các bước 9.1, 9.2 và chỉ cấp cho cơ sở biên bản kiểm định trong đó phải ghi rõ lý do bình không đạt yêu cầu kiểm định, kiến nghị cơ sở khắc phục và thời hạn thực hiện các kiến nghị đó; đồng thời gửi biên bản kiểm định và thông báo về cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương nơi lắp đặt, sử dụng bình.

Thời hạn kiểm định

- Thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là 03 năm. Đối với các bình chứa môi chất ăn mòn kim loại, cháy nổ và các bình đã sử dụng trên 12 năm thì thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là 02 năm.

- Đối với các bình chứa môi chất ăn mòn kim loại, cháy nổ đã sử dụng trên 12 năm và các bình đã sử dụng trên 24 năm thì thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là 01 năm.

- Trường hợp nhà chế tạo quy định hoặc cơ sở yêu cầu thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo quy định của nhà chế tạo và yêu cầu của cơ sở.

- Khi rút ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.

- Khi thời hạn kiểm định được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì thực hiện theo quy định của quy chuẩn đó

GHI CHÚ: Click vào đây để tải tài liệu đào tạo về thiết bị áp lực

 

                                                                                                                                                        ---- Hết -P1---