Cầu trục - Kiểm định an toàn - Quản lý an toàn cầu trục - P3/4 (Kiểm tra các thiết bị phụ trợ phục vụ việc nâng hạ)
Trong quá trình sử dụng cầu trục - cổng trục và việc sử dụng các thiết bị nâng kiểu khác nói chung thì việc kiểm tra các thiết bị phụ trợ phục vụ cho các công việc nâng như: Cáp treo hàng, mã ní, xích,... là việc làm bắt buộc để giảm thiểu các rủi ro không mong muốn xẩy ra cho tổ chức của mình. Nếu bạn là người quản lý bạn phải xây dựng được tiêu chí kiểm tra, tần xuất kiểm tra và phải chọn phương pháp kiểm soát những thiết bị đó như một công việc hàng ngày và định kỳ cho đội ngũ nhân viên của mình và cho tổ chức của mình dựa trê những yêu cầu của luật định và kỳ vọng của ban lãnh đạo. Bài viết dưới đây giúp bạn có thể xây dựng được tiêu trí kiểm tra cho một số thiết bị mà bạn có thể gặp phải
Căn cứ luật
Kiểm tra hàng ngày
Ít nhất là khu vực dây cáp hoặc các dây cáp được dùng trong ngày sẽ được xem kỹ để phát hiện có bất kỳ sự hư hỏng hoặc tổn thương cơ học nào không. Việc kiểm tra này bao gồm xem kỹ tại các điểm nối của cáp với cẩu.
Toàn bộ cáp cẩu cũng cần được kiểm tra để đảm bảo rằng nó được lắp chính xác trên trống và trên ròng rọc và không bị lệch khỏi vị trí vận hành bình thường của nó.
Nếu tại thời điểm bất kỳ, vị trí móc cáp bị thay đổi, chẳng hạn như khi cần cẩu được chuyển đến một vị trí mới và phải móc cáp lại, dây cáp cẩu sẽ được kiểm tra lại bằng trực quan như đã mô tả
Kiểm tra định kỳ
Thông tin có được từ việc kiểm tra định kỳ sẽ được sử dụng để quyết định cáp cẩu có:
a) an toàn để sử dụng và thời gian kiểm tra định kỳ lần tới, hoặc
b) cần phải được thu hồi ngay lập tức hoặc trong vòng một thời gian xác định nào đó.
Thông qua phương pháp đánh giá thích hợp, tức là bằng cách đếm, kiểm tra trực quan và / hoặc đo, mức độ nghiêm trọng của sự suy giảm tải trọng sẽ được đánh giá và biểu hiện theo tỷ lệ phần trăm (ví dụ: 20%, 40%, 60%, 80% hoặc 100%) dựa trên các tiêu chí loại bỏ cụ thể hay theo mức độ (ví dụ: nhẹ, trung bình, cao, rất cao hoặc loại bỏ).
Toàn bộ các hư hại xảy ra với cáp cẩu sẽ được các nhân viên có năng lực quan sát kỹ lưỡng và được ghi lại.
Các phương thức, tiêu chí đánh giá dễ dàng định lượng (tức là bằng cách đếm hoặc đo) hoặc do chủ quan đánh giá (tức là bằng phương tiện trực quan) của nhân viên có thẩm quyền thực hiện được quy định theo bảng dưới đây
Mức độ hư hại |
Phương thức đánh giá |
Số lượng dây thép bị đứt có thể nhìn thấy được (bao gồm toàn bộ các khu vực được phân bổ ngẫu nhiên, các nhóm cục bộ, các sợi chìm sâu, các khu vực gần hoặc ở điểm cuối) |
Bằng cách đếm |
Sự suy giảm ở đường kính dây cáp (lớp/độ mài mòn bên ngoài, lớp trong và lõi suy giảm) |
Bằng cách đo |
Rạn nứt sợi |
Bằng mắt thường |
Ăn mòn (bên ngoài, bên trong và bị gặm mòn) |
Bằng mắt thường |
Biến dạng |
Bằng mắt thường và đo lường (chỉ biên độ cong vênh) |
Hư hại cơ học |
Bằng mắt thường |
Hư hại do nhiệt (bao gồm cả hồ quang điện) |
Bằng mắt thường |
Kiểm tra cáp thép
Kiểm tra không tải - Kiểm tra bằng phương pháp quan sát (bằng mắt thường cùng với các thiết bị đo)
Hạng mục |
Dạng khuyết tật/ NC |
Tiêu chuẩn loại bỏ |
Hướng dẫn kiểm tra |
||
---|---|---|---|---|---|
1. Dây cáp |
Đứt |
1. Nếu biết số lượng sợi cáp: a/ 10% số sợi trên chiều dài = 8 lần đường kính. b/ Lớn hơn 3 sợi liền nhau. |
Phải kiểm tra toàn bộ chiều dài cáp để phát hiện sự đứt sợi cáp.
|
||
2. Nếu không biết số lượng sợi cáp: a/ 5 sợi ở chiều dài = 5 lần đường kính bất kì. b/ Lớn hơn 3 sợi liền nhau. |
|||||
2. Dây cáp |
Xoắn |
Bất kì sự xoắn vĩnh cửu nào |
Phải tiến hành kiểm tra phát hiện các dạng xoắn. |
||
3. Dây cáp |
Mòn |
Bất kì sự hao mòn nào trên bề mặt của các sợi cáp bên ngoài ở chỗ cáp bị bẹp lớn hơn 3/4 đường kính ban đầu của sợi cáp. |
Phải tiến hành kiểm tra bên ngoài dây cáp xem có bị hao mòn ở các sợi bên ngoài không. |
||
4. Dây cáp |
Giảm đường kính |
- 1,2 mm đối với cáp F < 19 mm; - 1,6 mm đối với cáp F = 19 mm đến < 32 mm; - 2,4 mm đối với cáp F = 32 mm đến < 38 mm; - 3,2 mm đối với cáp F = 38 mm đến < 51 mm; - 4,0 mm đối với cáp F > 51 mm. |
|
||
5. Dây cáp |
Hỏng do nhiệt |
Bất kì sự hỏng nào do nhiệt gây ra. |
Phải kiểm tra xem dây cáp có bị hư hỏng nhiệt do đèn khò, tia lửa điện… |
||
6. Dây cáp |
Gỉ |
|
Kiểm tra bên trong dây cáp bằng cách làm lộ rõ bề mặt tao cáp bên trong. Kiểm tra bên ngoài bằng mắt thường sau khi làm sạch gỉ bên ngoài sợi cáp. |
||
7. Đầu cốt, mối bện hoặc các đầu nối cáp khác |
Biến dạng/Hư hỏng |
Tất cả các biến dạng hoặc hư hỏng sâu dưới bề mặt. |
Phải kiểm tra các đầu nối cáp để phát hiện các biến dạng hoặc hư hỏng như bẹp nát hoặc rạn nứt. |
||
8. Đầu cốt, mối bện hoặc các đầu nối cáp khác |
Lỏng |
Tất cả các chi tiết hoặc đầu nối cáp bị lỏng. |
Phải kiểm tra các khu vực sát kề đầu nối để phát hiện độ bền chặt của đầu nối với dây cáp.
|
Kiểm tra có tải
Kiểm tra cáp mềm
Yêu cầu kiểm tra và loại bỏ cáp mềm theo bảng sau:
Hạng mục |
Dạng khuyết tật/ NC |
Tiêu chuẩn loại bỏ |
Hướng dẫn kiểm tra |
1. Dây cáp mềm |
Hư hỏng cơ khí |
Bất kì sự hư hỏng cơ khí nào nhìn thấy bằng mắt thường |
Phải kiểm tra hư hỏng bằng mắt thường cả thân cáp hoặc mắt nối đầu cáp. |
2. Dây cáp |
Đứt sợi |
Bất kì sự đứt nào trên thân hoặc mắt nối đầu cáp |
Phải tiến hành kiểm tra phát hiện sự đứt sợi cáp. (Kiểm tra các phần đứt và đầu cáp) |
3. Dây cáp |
Cháy |
Bất kì dấu hiệu hư hỏng nào do cháy |
Phải tiến hành kiểm tra dây cáp xem có bị hư hại do tiếp xúc với lửa hoặc vật liệu có nhiệt độ cao không. |
4. Dây cáp |
Hóa chất |
Bất kì dấu hiệu hư hỏng nào do hóa chất |
Phải tiến hành kiểm tra xem dây cáp có tiếp xúc với hóa chất không. Điều này thể hiện ở sự nhạt màu, lỏng của vật liệu cáp (có thể dùng ngón tay làm tòe các sợi cáp) |
5. Dây cáp |
Hỏng do ma sát |
Bất kì sự hư hỏng nào do ma sát. |
Phải kiểm tra xem dây cáp có bị hư hỏng do ma sát bên ngoài tại các khu vực sáng bóng không. |
6. Dây cáp |
Nhiễm bẩn do dầu và mỡ gây ra |
Các vết nhiễm bẩn nào do dầu và mỡ gây ra. |
Phải kiểm tra phát hiện bất kì sự nhiễm bẩn nào do dầu và mỡ gây ra đối với dây cáp mà không thể dùng vải sạch để lau dầu được. |
Tải trọng thử (PL): - Khi SWL ≤ 25 t: PL = 2 x SWL (tấn). - Khi SWL > 25 t: PL = (1,22 x SWL) + 20 (tấn). |
Chú thích: Các dây cáp treo hàng sợi nhân tạo hay bị hư hỏng phải được kiểm tra chặt chẽ mỗi khi sử dụng chúng. |
Kiểm tra mã ní
Yêu cầu kiểm tra và loại bỏ mã ní theo thông số mảng sau:
Hạng mục |
Dạng khuyết tật/ NC |
Tiêu chuẩn loại bỏ |
Hướng dẫn kiểm tra |
1. Ma ní, chốt |
Kích thước không đúng |
Loại bỏ bất kì ma ní nào không đúng chủng loại. |
Kích thước của chốt và ma ní sẽ được kiểm tra so với kích thước tiêu chuẩn tra bảng theo tải trọng làm việc an toàn đã được đóng (SWL). |
2. Ma ní, chốt |
Hao mòn |
Bất kì hao mòn đường kính nào vượt quá 5% kích thước ban đầu |
Phải đo kích thước ma ní và chốt so sánh với kích thước tiêu chuẩn tra bảng theo tải trọng làm việc an toàn. Phải kiểm tra sự lắp ráp. |
3. Ma ní, chốt |
Biến dạng |
Bất kì dấu hiệu biến dạng nào |
Phải tiến hành kiểm tra ma ní, chốt để phát hiện các biến dạng/méo hiện có. |
4. Ma ní, chốt |
Vết cắt, khía, rãnh. |
Bất kì vết cắt, khía rãnh có cạnh sắc nào. |
Phải tiến hành kiểm tra phát hiện các vết cắt, khía, rãnh làm giảm độ bền của chi tiết. |
5. Chốt |
Không đúng chủng loại |
Bất kì chốt nào không đúng chủng loại |
Phải kiểm tra để đảm bảo rằng chốt đúng chủng loại với ma ní. |
6. Ren trục/ |
Mòn |
Bất kì hao mòn nào gây bẹt đỉnh ren. |
Phải kiểm tra độ hao mòn ren của cả chốt và lỗ chốt |
7. Lỗ chốt/Lỗ ren |
Sự thẳng hàng |
Bất kì sự không thẳng hàng nào. |
Phải kiểm tra đảm bảo rằng hai lỗ thẳng hàng. |
8. Ma ní, chốt |
Vết nứt |
Bất kì vết nứt nào. |
Phải kiểm tra vết nứt tại khu vực chịu tải của chốt và ma ní. |
Tải trọng thử (PL): - Khi SWL ≤ 25 t: PL = 2 x SWL (tấn). - Khi SWL > 25 t: PL = (1,22 x SWL) + 20 (tấn). |
Kiểm tra xích treo tải
Yêu cầu kiểm tra và loại bỏ dây xích treo hàng theo các yêu cầu sau
Hạng mục |
Dạng khuyết tật |
Tiêu chuẩn loại bỏ |
Hướng dẫn kiểm tra |
1. Xích/Mắt cuối xích |
Mòn |
Mòn trên 5% tính theo đường kính |
Phải tiến hành kiểm tra xích và mắt cuối xích theo giới hạn hao mòn, đặc biệt ở những bề mặt chịu lực. |
2. Xích và mắt nối |
Dãn dài. |
Dãn dài trên 3% đo trên chiều dài 10 – 20 mắt xích. |
Phải tiến hành đo chiều dài xích và so sánh với chiều dài ban đầu. |
3. Xích/mắt cuối |
Biến dạng. |
Bất kì biến dạng xoắn hoặc uốn nào của mắt cuối. |
Phải tiến hành kiểm tra xích và mắt cuối xích theo tiêu chuẩn về biến dạng. |
4. Xích / mắt cuối |
Vết cắt, khía, rãnh. |
Bất kì vết cắt, khía hoặc rãnh có cạnh sắc nào. |
Phải kiểm tra các vết cắt, khía hoặc rãnh của xích hoặc mắt cuối làm giảm độ bền của mắt xích. |
5. Xích/ Mắt cuối xích |
Vết nứt |
Bất kì vết nứt nào |
Phải kiểm tra xích hoặc mắt cuối xích để phát hiện vết nứt. Chú ý đặc biệt đến khu vực hàn xích. Khu vực treo tải phải dùng quy trình kiểm tra bằng bột từ. |
6. Xích/Mắt cuối xích |
Gỉ |
Bất kì chỗ gỉ nào thành lỗ sâu hoặc gỉ quá 5% đường kính. |
Phải kiểm tra xích và mắt cuối xích sau khi làm vệ sinh sạch lớp gỉ ở bên ngoài. |
7. Xích và mắt nối |
Xoắn |
Loại bỏ dây xích treo hàng bị xoắn quá nửa vòng trên chiều dài 4 m. |
Phải đo mức độ xoắn của xích, tốt nhất là khi đang được treo tải. |
Chỉ được phép cẩu hàng với tải trọng cho phép tương ứng với từng loại xích và cách móc hàng theo bảng sau
Kiểm tra móc treo hàng
Yêu cầu kiểm tra sửa chữa và loại bỏ móc treo hàng theo bảng sau
Hạng mục |
Dạng khuyết tật |
Tiêu chuẩn loại bỏ |
Hướng dẫn kiểm tra |
1. Thân móc |
Hao mòn |
Lớn hơn chiều dày ban đầu 10% ở vùng A; 5% ở vùng B. (Xem Hình vẽ minh họa dưới đây) |
Phải kiểm tra và đo đạc sự hao mòn của móc treo. |
2. Thân móc |
Xoắn |
Bất kì sự xoắn nào theo trục móc đều phải loại bỏ |
Phải kiểm tra thân móc để phát hiện bất kì sự xoắn nào của móc so với trục móc. |
3. Miệng móc treo |
Biến dạng |
Bất kì sự biến dạng nào của miệng móc treo. |
Phải tiến hành đo khe hở miệng móc treo giữa hai điểm tâm quy định và so sánh với kích thước ban đầu. |
4. Thân móc |
Nứt |
Bất kì vết nứt nào |
Phải tiến hành kiểm tra phát hiện các vết nứt bằng mắt thường. Nếu phát hiện thấy vết nứt thì phải kiểm tra lại bằng quy trình kiểm tra bột từ. |
5. Thân móc |
Cơ khí/Hư hỏng |
Bất kì vết cắt, khía hoặc rãnh ảnh hưởng đến việc sử dụng an toàn. |
Phải kiểm tra thân móc để phát hiện hư hỏng cơ khí. |
6. Phần có ren trên thân móc. |
Hao mòn |
Hao mòn cho phép lớn nhất của đường kính phần có ren là 2,5 % đường kính ban đầu. |
Phải kiểm tra và đo đạc sự hao mòn của phần có ren trên thân móc treo. |
7. Khuyên móc |
Méo |
Bất kì sự biến dạng nào của khuyên móc |
Phải kiểm tra để phát hiện sự biến dạng của khuyên móc, nếu móc có khuyên treo.
|
Tải trọng thử (PL): - Khi SWL ≤ 25 t: PL = 2 x SWL (tấn). - Khi SWL > 25 t: PL = (1,22 x SWL) + 20 (tấn). |
|
||
Chú thích: Việc kiểm tra mỗi móc treo phải bao gồm các việc sau: 1. Kiểm tra kích thước. Tất cả các kích thước phải lớn hơn 95% kích thước ban đầu. 2. Thanh chống tuột cáp phải làm việc tốt (nếu có). 3. Phần ren trên thân móc phải sạch và không gỉ (nếu có). 4. Các dấu phải dễ đọc. 5. Hao mòn vật liệu tại bề mặt lắp ổ bi không vượt quá 8% kích thước danh nghĩa. 6. Qui trình thử móc treo kép được nêu trong Phụ lục 13B. 7. Các kích thước phải đo đạc trong các lần kiểm tra đối với các kiểu móc treo nêu trong Phụ lục 13C. 8. Móc treo phải được kiểm tra bằng bột từ không dưới một lần trong vòng 2 năm. |
Bu-lông vòng
Khớp xoay
k
Kẹp nâng tấm
Kẹp đứng
Gá kẹp
Vít xoay và đai ốc siết
Lưu ý khi loại bỏ cáp:
Việc cáp cẩu hư hỏng thường do là tổng hợp của vàu nguyên nhân tại cùng một vị trí trên cáp, người chịu trách nhiệm kiểm tra cần đánh giá "hiệu ứng kết hợp".
Nếu vì bất cứ lý do gì, có sự thay đổi lớn đến mức độ hư hải của cáp, thì cần phảiđiều tra và nếu có thể, thực hiện các hành động khắc phụ. Trong nhiều trường hợp lớn, nhân viên bảo trì và nhân viên an toàn cần quyết định loại bỏ cáp hoặc sửa đổi các tiêu chí loại bỏ, ví dụ bằng cách giảm số lượng sợi thép bị đứt.
Trong trường hợp một phần tương đối ngắn của cáp hư hại, người có thẩm quyền có thể quyết định không cần thiết phải loại bỏ toàn bộ cáp cẩu, với điều kiện có thể cắt bỏ phần hư hại và các phần còn lại có thể sử dụng được tốt.
Tải tài liệu
Sử dụng và kiểm tra dây cẩu mềm
Sử dụng và kiểm tra dây cáp thép
- Hết phần 3-
Tin cùng chuyên mục
- QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ YẾU TỐ NGUY HIỂM, YẾU TỐ CÓ HẠI VÀ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ RỦI RO TẠI DOANH NGHIỆP ( Ngày đăng: 04-08-2024 )
- AN TOÀN, VỆ SINH VIÊN ( Ngày đăng: 03-08-2024 )
- QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC Y TẾ TRONG DOANH NGHIỆP ( Ngày đăng: 02-08-2024 )
- QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC BỘ PHẬN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG ( Ngày đăng: 30-07-2024 )
- QUY ĐỊNH VỀ THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP ( Ngày đăng: 30-07-2024 )