QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC Y TẾ TRONG DOANH NGHIỆP
1. CĂN CỨ LUẬT
* Điều 73 luật An toàn, vệ sinh lao động Luật số: 84/2015/QH13
* Điều 37 Nghị định 39/2016 ban hành ngày 15/5/2016
* Thông tư Số: 29/2021/TT-BYT ban hành ngày 24/12/2021
2. NỘI DUNG QUY ĐỊNH LIÊN QUAN
A. Quy định về tổ chức bộ phận y tế tại doanh nghiệp (Điều 73 luật AT-VSLĐ)
Căn cứ vào quy mô, tính chất lao động, nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, điều kiện lao động mà người sử dụng lao động phải bố trí người làm công tác y tế hoặc thành lập bộ phận y tế chịu trách nhiệm chăm sóc và quản lý sức khỏe của người lao động.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này. (Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 37 Nghị định 39/2016/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2016)
Điều 37 nghị định 39/2016. Tổ chức bộ phận y tế
Việc tổ chức bộ phận y tế quy định tại doanh nghiệp được quy định như sau:
* Đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực, ngành nghề:
+ Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản,
+ Khai khoáng,
+ Sản xuất sản phẩm dệt, may, da, giày,
+ Sản xuất than cốc,
+ Sản xuất hóa chất,
+ Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic,
+Tái chế phế liệu,
+ Vệ sinh môi trường,
+ Sản xuất kim loại,
+ Đóng và sửa chữa tàu biển,
+ Sản xuất vật liệu xây dựng,
Người sử dụng lao động phải tổ chức bộ phận y tế tại cơ sở bảo đảm các yêu cầu tối thiểu sau đây:
+ Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng dưới 300 người lao động phải có ít nhất 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp;
+ Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 300 đến dưới 500 người lao động phải có ít nhất 01 bác sĩ/y sĩ và 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp;
+ Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 500 đến dưới 1.000 người lao động phải có ít nhất 01 bác sĩ và mỗi ca làm việc phải có 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp;
+ Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 1.000 lao động trở lên phải thành lập cơ sở y tế theo hình thức tổ chức phù hợp quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
* Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề khác với lĩnh vực, ngành nghề quy định tại Khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải tổ chức bộ phận y tế tại cơ sở bảo đảm các yêu cầu tối thiểu sau đây:
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng dưới 500 người lao động ít nhất phải có 01 người làm công tác y tế trình độ trung cấp;
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 500 đến dưới 1.000 người lao động ít nhất phải có 01 y sỹ và 01 người làm công tác y tế trình độ trung cấp
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng trên 1.000 người lao động phải có 01 bác sỹ và 1 làm công tác y tế khác.
* TRƯỜNG HỢP DOANH NGHIỆP KHÔNG BỐ TRÍ ĐƯỢC NGƯỜI HOẶC KHÔNG THÀNH LẬP ĐƯỢC BỘ PHẬN Y TẾ
* Điểm a khoản 5 điều 37 nghị định 39/2016 quy định:
- Trường hợp cơ sở không bố trí được người làm công tác y tế hoặc không thành lập được bộ phận y tế theo quy định, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện theo quy định sau đây:
- Ký hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ năng lực theo quy định sau đây: cung cấp đủ số lượng người làm công tác y tế theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này; có mặt kịp thời tại cơ sở sản xuất, kinh doanh khi xảy ra các trường hợp khẩn cấp trong thời hạn 30 phút đối với vùng đồng bằng, thị xã, thành phố và 60 phút đối vùng núi, vùng sâu, vùng xa
* Thủ tục khai báo người làm công tác y tế mà doanh nghiệp cần thực hiện
(Theo khoản 4; điểm b khoản 5 điều 37 nghị định 39/2016)
+ Người sử dụng lao động phải thông báo thông tin của người làm công tác y tế cơ sở theo mẫu tại Phụ lục XXI ban hành kèm theo Nghị định này với Sở Y tế cấp tỉnh, nơi cơ sở có trụ sở chính.
* Trường hợp cơ sở không bố trí được người làm công tác y tế hoặc không thành lập được bộ phận y tế , cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện theo quy định sau đây:
+ Thông báo thông tin cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên theo mẫu tại Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định này với Sở Y tế cấp tỉnh, nơi cơ sở có trụ sở chính.
B. NĂNG LỰC NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC Y TẾ TẠI DOANH NGHIỆP
* (Khoản 3 điều 37 luật AT-VSLĐ)
Người làm công tác y tế ở cơ sở này phải đáp ứng đủ các Điều kiện sau đây:
- Có trình độ chuyên môn y tế bao gồm: bác sỹ, bác sỹ y tế dự phòng, cử nhân Điều dưỡng, y sỹ, Điều dưỡng trung học, hộ sinh viên;
- Có chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động.
* Khoản 4 điều 73 NĐ 39/2016/NĐ-CP quy định
+ Người làm công tác y tế ở cơ sở phải có trình độ chuyên môn về y tế và chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động.
(Trình độ này được đào tạo theo Thông tư số: 29/2021/TT-BYT ban hành ngày 24/12/2021)
C. QUYỀN CỦA NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC Y TẾ, BỘ PHẬN Y TẾ
(Khoản 3 điều 73 luật AT-VSLĐ) quy định.
Người làm công tác y tế, bộ phận y tế có quyền sau đây:
1. Yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ công việc hoặc có thể quyết định việc tạm đình chỉ công việc trong trường hợp khẩn cấp khi phát hiện các dấu hiệu vi phạm hoặc các nguy cơ gây ảnh hưởng sức khỏe, bệnh tật, ốm đau cho người lao động, đồng thời phải báo cáo người sử dụng lao động về tình trạng này; quản lý trang thiết bị y tế, thuốc phục vụ sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc; hướng dẫn sơ cứu, cấp cứu cho người lao động tại cơ sở;
2. Đình chỉ việc sử dụng các chất không bảo đảm quy định về an toàn, vệ sinh lao động;
3. Được người sử dụng lao động bố trí thowifi gian tham gia các cuộc họp, hội nghị và giao dịch với cơ quan y tế địa phương hoặc y tế bộ, ngành để nâng cao nghiệp vụ và phối hợp công tác.
D. NHIỆM VỤ CỦA BỘ PHẬN Y TẾ (Khoản 2 điều 73 luật AT-VSLĐ)
* Nội dung yêu cầu theo luật
Người làm công tác y tế, bộ phận y tế có nhiệm vụ tham mưu, giúp người sử dụng lao động và trực tiếp thực hiện việc quản lý sức khỏe của người lao động, với nội dung chủ yếu sau đây:
1. Xây dựng phương án, phương tiện sơ cứu, cấp cứu, thuốc thiết yếu và tình huống cấp cứu tai nạn lao động, tổ chức tập huấn công tác sơ cứu, cấp cứu cho người lao động tại cơ sở;
2. Xây dựng kế hoạch và tổ chức khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, giám định y khoa xác định mức suy giảm khả năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, điều dưỡng và phục hồi chức năng lao động, tư vấn các biện pháp phòng, chống bệnh nghề nghiệp; đề xuất, bố trí vị trí công việc phù hợp với sức khỏe người lao động;
3. Tổ chức khám bệnh, chữa bệnh thông thường tại cơ sở và sơ cứu, cấp cứu người bị nạn khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động theo quy định;
4. Tuyên truyền, phổ biến thông tin về vệ sinh lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp, nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc; kiểm tra việc chấp hành điều lệ vệ sinh, tổ chức phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm cho người lao động tại cơ sở; tổ chức thực hiện bồi dưỡng hiện vật theo quy định;
5. Lập và quản lý thông tin về công tác vệ sinh, lao động tại nơi làm việc; tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá các yếu tố có hại; quản lý hồ sơ sức khỏe người lao động, hồ sơ sức khỏe của người bị bệnh nghề nghiệp (nếu có);
6. Phối hợp với bộ phận an toàn, vệ sinh lao động thực hiện các nhiệm vụ có liên quan quy định tại khoản 2 Điều 72 của Luật AT-VSLĐ.
Mọi thông tin cần tư vấn xin vui lòng kết nối với Zalo: Ms. Thoa: 0946143256/0914606101.
Tin cùng chuyên mục
- QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ YẾU TỐ NGUY HIỂM, YẾU TỐ CÓ HẠI VÀ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ RỦI RO TẠI DOANH NGHIỆP ( Ngày đăng: 04-08-2024 )
- AN TOÀN, VỆ SINH VIÊN ( Ngày đăng: 03-08-2024 )
- QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC Y TẾ TRONG DOANH NGHIỆP ( Ngày đăng: 02-08-2024 )
- QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC BỘ PHẬN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG ( Ngày đăng: 30-07-2024 )
- QUY ĐỊNH VỀ THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP ( Ngày đăng: 30-07-2024 )