Hóa chất - An toàn trong quản lý và sử dụng hóa chất

Ngày đăng: 28-08-2021 | ISO Solutions

 

QUẢN LÝ AN TOÀN HÓA CHẤT

  Việc vận chuyển và làm việc với các loại hóa chất thường xuyên có thể khiến  phải tiếp xúc với một số nguồn nguy hiểm. Một số hóa chất đã được chứng minh là có tính dễ cháy, dễ nổ, chất ăn mòn hoặc độc hại. Ngoài những tác động ngay lập tức, một số hóa chất có thể có tác hại lâu dài đến sức khỏe người lao động. Những hóa chất thuộc một hoặc hơn một loại nguy hiểm phải được dán nhãn theo quy định. Nhãn cảnh báo này khuyến cáo người dùng về các nguy cơ có thể là cho con người  môi trường; và đưa ra các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp khẩn cấp được thực hiện trong trường hợp có tai nạn, hỏa hoạn, sự cố hóa chất. Tại các kho chứa, khu vực làm việc với hóa chất phải có thông tin rõ ràng về những mối nguy hiểm. dưới đây là một số thông tin cần lưu ý trong quá trình bảo quản và sử dụng hóa chất để đảm bảo an toàn không sự cố về hóa chất:

Văn bản luật liên quan

Những văn bản cần phải biết khi kinh doanh, quản lý và sử dụng hóa chất 

 Luật hóa chất

1. TCVN 5507: 2002 Hóa chất nguy hiểm - quy phạm an toàn trong SX, KD, sử dụng hóa chất 

2. Nghị định 113/2017/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất  

3. Thông tư 32/2017/TT-BCT Quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất và nghị định số 113/2017/NĐ-CP 

4. Nghị định 43/2017/NĐ-CP Quy định về nhãn hóa chất ban hành ngày 14 tháng 04 năm 2017 

5. Nghị định 42/2020/NĐ-CP Quy định hàng hóa nguy hiểm. vận chuyển bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển  trên đường thủy nội địa 

6. QCVN 05A:2020/QC- BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm 

7. Nội dung các văn bản khác liên quan đến quản lý, sử dụng an toàn hóa chất (Click here)

Con đường xâm nhập của hóa chất vào cơ thể người

  •  Qua đường hô hấp  ở dạng như: Bụi, khói, hơi hay gas,..
  • Qua đường da, mắt khi cơ thể tiếp xúc với hóa chất dạng lỏng hay dung dịch; rạng rắn cũng có thể thâm nhập qua da nếu da bị ẩm hay bị các loại hóa chất khác làm mềm đi; mắt có thể hấp thụ hóa chất dạng hơi
  • Qua đường tiêu hóa do ăn; uống; hút;... có thể do nuốt nước bọt.
  • Hóa chất nhiễm qua vết thương

Rủi ro có thể gặp phải

  • Phơi nhiễm với hóa chất nguy hiểm
  • Tràn đổ hóa chất
  • Vận hành không đúng cách
  • Cháy hoặc nổ
  • Tác hại đến môi trường
  • Tổn thất về kinh tế; con người trên quy mô lớn

Những người có nguy cơ tiếp xúc, bị ảnh hưởng

  • Nhân viên kho liên quan đến việc bảo quản, vận chuyển hóa chất
  • Nhân viên trực tiếp sản xuất, sử dụng hóa chất
  • Những người làm việc gần khu vực có hóa chất
  •  Lái xe giao hàng hóa chất
  • Những người trực tiếp xuống khu vực sản xuất hóa chất để lấy hàng, xuất hàng

Ai là người có trách nhiệm trong việc đảm bảo an toàn hóa chất?

Người sử dụng lao động và người lao động đều phải có nhiệm vụ đảm bảo an toàn hóa chất.

 Người sử dụng lao động phải làm gì?

  • Xác định các hóa chất đang có tại công ty 
  • Đánh giá rủi ro cho người lao động và những người khác từ sự hiện diện của các chất độc hại
  • Ngăn chặn hoặc đưa ra biện pháp kiểm soát tiếp xúc với các chất độc hại xuống một mức thấp nhất và hợp lý
  • Xây dựng biện pháp ứng phó sự cố khẩn cấp
  • Cung cấp thông tin; đào tạo cho người lao động
  • Theo dõi sức khỏe định kỳ cho nhân viên

Người lao động phải có trách nhiệm gì?

  • Tuân theo những quy định mà công ty đã đặt ra
  • Báo cáo bất kỳ những sự cố hoặc có nguy cơ sắp xảy ra sự cố cho người quản lý biết để có biện pháp xử lý và ngăn chặn kịp thời
  • Hãy sử dụng đúng các biện pháp kiểm soát  nhằm đảm bảo an toàn trong khi sử dụng tại vị trí làm việc.

Ký hiệu cảnh báo – Biểu tượng được sử dụng để xác định tính chất của hóa chất ( Theo GHS)/ Click xem thêm tài liệu tại đây

 

       

 

CÁC QUY ĐỊNH SAU ĐÂY CẦN PHẢI ĐƯỢC TUÂN THỦ

I. Lưu trữ hóa chất

Mọi hóa chất phải được cất giữ trong kho chứa thích hợp. Các yêu cầu lưu trữ phụ thuộc vào các tính chất của hóa chất, lượng cất giữ, các điều kiện vận hành và môi trường. Dưới đây là các biện pháp phòng ngừa chung cần được tuân thủ khi cất giữ hóa chất.

  • Hóa chất cần phải được chứa trong thùng chứa thích hợp
  • Mọi thùng chứa hóa chất phải có nhãn để người sử dụng biết tên hóa chất, các mối nguy liên quan và các biện pháp phòng ngừa cần được thực hiện
  • Khu vực kho chứa hóa chất cần phải đủ ánh sáng ( các thiết bị điện phải là dạng phòng nổ) và được thông khí
  • Các hóa chất kỵ nhau hoặc những chất có khả năng kết hợp tạo chất dễ cháy, chất dễ bắt cháy không được để gần nhau
  • Các loại hóa chất nguy hiểm khác nhau cần phải được để tác riêng
  • Các chất lỏng dễ bay hơi cần phải được cất giữ ở nơi mát, tránh ánh nắng mặt trời hoặc nguồn nhiệt. Không được nạp đầy các thùng chứa hóa chất này
  • Các hóa chất đã đăng ký phải được cất trong giá; nhà kho cùng các hồ sơ kiểm kê thích hợp
  • Hàng hóa trong kho phải được kiểm tra thường xuyên
  • Yêu cầu của kho để và lưu trữ hóa chất an toàn (Click vào đây để biết thêm thông tin yêu cầu về kho chứa hóa chất)

  • Giữ lối giao thông được thuận tiện tránh để các hóa chất hoặc thiết bị khác cản trở hành lang đi lại
  • Có lối ra vào phù hợp; cửa luôn có hướng mở ra ngoài; độ rộng của cửa phải phù hợp với kho, cửa phải là cửa chịu lửa
  • Sàn nhà kho phải được thiết kế hố thu hoặc khay thu hóa chất rò rỉ hoặc tràn đổ
  • Kho được giữ khô; tường chống thấm nước và kho chống được sự ra tăng nhiệt vì trong một số trường hợp quá nóng hoặc quá lạnh một số hóa  chất tự phân hủy
  • Chiếu sáng đầy đủ; các thiết bị điện nếu sử dụng phải là thiết bị điện chống cháy nổ
  • Có hệ thống thông gió phù hợp để làm loãng hoặc hút sạch lượng khí độc sinh ra
  • Không để ánh sáng trực tiếp mặt trời chiếu vào trong kho điều này có thể dẫn đến hỏng bao bì chứa hóa chất và hóa chất
  • Không để hóa chất hoặc các vật tư khác chắn lối vào lấy thiết bị cứu hỏa
  • Không để hóa chất hoặc các vật tư khác chắn cửa thoát hiểm và cửa thoát hiểm phải luôn luôn mở
  • Luôn luôn lưu trữ hóa chất trong thùng kín
  • Đựng trong bao bì gốc của hóa chất bất cứ khi nào có thể
  • Nội dung nhận diện trên bao bì phải rõ ràng
  • Quan sát các chất cấm lưu trữ trong kho
  • Giữ số lượng nhỏ nhất có thể
  • Chú ý đến các hóa chất có thể gây nổ 
  • Ở mỗi cửa kho phải có bảng thông tin về kho lưu chứa hóa chất rõ ràng
  • Phải có thiết bị ứng phó sự cố tràn đổ thủ công ngay tại kho để ở vị trí dễ thấy dễ lấy

    1. Lưu trữ hóa chất có tính ăn mòn    

  • Cần cất giữ những hóa chất có tính chất ăn mòn như axit hoặc kiềm trong các thùng nhựa hoặc thùng phù hợp được làm từ vật liệu có khả năng chống ăn mòn
  • Cất giữ các axit mạnh và bazo mạnh trong các chỗ riêng biệt; có bố trí máng thu hồi
  • Cần cất giữ các chất axit mạnh và bazơ càng gần càng tốt
  • Giữ lượng tồn kho của các hóa chất ăn mòn ở lượng tối thiểu         
  • Cần pha loãng axit một cách cẩn thận -  thường đổ axitvào nước, không bao giờ được đổ nước vào axit
  • Nếu một lượng nhỏ axit có tính chất ăn mòn mạnh bị tràn đổ cần sử dụng tác nhân trung hòa để trung hòa chất đó và phun nước hoặc sử dụng một chất hấp thụ để hấp thụ và thải bỏ vào thùng chứa và đúng nơi quy định.

      2.  Lưu trữ hóa chất dung môi, dễ cháy

  • Cất giữ những dung môi dễ cháy trong thùng chứa an toàn
  • Các chất lỏng phải được giữ trong kho đảm bảo và tránh nguồn nhiệt
  • Không nên cất giữ các chất lỏng dễ cháy trên các kệ hở
  • Không cất giữ chất lỏng dễ trong trong các buồng lạnh
  • Cấm lửa cũng  như những công việc phát sinh nhiệt  gần khu vực kho
  • Trong kho cần phải có thiết bị báo cháy và các thiết bị chữa cháy cần phải có và trong trường hợp sẵn sàng.
  • Cần lưu chất lỏng dễ cháy với lượng tối thiểu tại vị trí  làm việc           
  • Nếu là chất lỏng dễ cháy khi tràn  cần tắt ngay nguồn nhiệt; nguồn kích thích có thể dẫn đến việc cháy nổ; nếu cần phải sơ tán toàn bộ nhân viên ra khỏi khu vực xảy ra tràn
  • Nếu chất lỏng là dễ bay hơi, để cho bay hơi làm loãng nồng độ hơi tích tụ dùng quạt thông gió và mở cửa
  • Nếu tràn đổ hóa chất lỏng không dễ bay hơi, sử dụng  cát; mùn cưa;... để hấp thụ chất tràn đổ hoặc sử dụng chất tẩy rửa để tạo nhũ tương và có thể thu dọn nhũ tương đó.

    3. Lưu trữ hóa chất dễ phản ứng với nhau

  • Các chất dễ phản ứng cần phải được cất giữ biệt lập, ở chỗ mát, khô và tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp
  • Các hóa chất dễ phản ứng phải được để cách xa ngọn  lửa trần, nguồn cháy khác
  • Phải tránh va chạm, ma sát và các dạng tác động
  • Các hóa chất hấp thụ ẩm nhanh hoặc phản  ứng mãnh liệt với không khí phải được cất giữ trong các thùng chứa kín hoặc buồng được hút ẩm
  • Chỉ nên lưu giữ lượng hóa chất dễ phản ứng cần sử dụng ở mức tối thiểu
  • Sắp xếp kho cần phải tuân theo bảng hướng dẫn dưới đây:

    4. Lưu giữ các hóa chất độc

  • Cần cất giữ hóa chất trong thùng chứa thích hợp
  • Hóa chất có độc tính cao cần được cất giữ trong tủ kép
  • Cần lưu giữ lượng tối thiểu hóa chất độc cho sử dụng trước mắt
  • Không nên lưu giữ khóa chất độc trên các kệ cao, nơi có nguy cơ đổ khi lấy để sử dụng. Các hóa chất độc thường gặp như: H2S; NO; NO2; N2O3; SO3;...                                             

 5. Giá kệ và ngăn sắp xếp trong kho

  • Xem tải trọng cho phép từng sàn và cả giá khi có hàng
  • Những chất kỵ ẩm  phải xếp tối thiểu 0,3m so với mặt đất
  • Kiểm tra và báo cáo định kỳ sự hư hỏng của kệ để có biện pháp khắc phục kịp thời
  • Giá kệ phải đảm bảo an toàn không đổ hóa chất khi được xếp lên; phải chịu được tải như trong thiết kế
  • Không vượt quá chiều cao xếp chồng nên nhau của hóa chất. Thông thường xếp hóa chất cao không quá 2m; không sát trần nhà kho, cách tường ít nhất 0,5m cách mặt đất từ 0,2 – 0,3m.
  • Sử dụng đúng và đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân
  • Giữ kho được ngăn lắp gọn gàng
  • Không hút thuốc trong kho
  • Không ăn; uống trong kho
  • Tránh các nguồn gây cháy hoặc các mối nguy khác có thể dẫn đến cháy nổ
  • Quan sát lối đi khác khi vào kho để hình thành kế hoạch sơ tán sẵn trong đầu của mình khi có sự
  • Quan sát kế hoạch khẩn cấp để biết nhiều thông tin xử lý hơn khi có sự cố đừng để khi có sự cố mới đọc

Note: Về phần kho và sắp xếp kho xem thêm trong tiêu chuẩn TCVN 5507:2002QCVN 05A:2020/BCT 

         - Quy định về biển báo của kho (Click vào đây để xem chi tiết)

6. Nguyên tắc an toàn khi vận chuyển hóa chất QCVN 05A:2020/BCT 

  • Trước khi lấy hóa chất từ trên giá xuống cần quan sát kỹ tránh để thiết bị va vào chân giá hàng
  • Trước khi vận chuyển phải xem hóa chất cần chuyển đã ổn định chưa tránh việc tràn đổ trong quá trình vận chuyển
  • Trước khi vận chuyển phải quan sát đường đi; không được để vật gì làm cản trở lối đi vận chuyển hàng hóa
  • Nên sử dụng các thiết bị chuyên dụng để vận chuyển hóa chất như Ống dẫn; băng tải; xe đẩy; xe nâng;...
  • Nếu sử dụng ống dẫn (Ống dẫn khí gas) phải đảm bảo ống không bị rò rỉ
  • Với những hóa chất dễ cháy như Sơn; dung môi; dầu diezen khi vận chuyển từ kho ra khu vực sản xuất phải đảm bảo chống tràn đổ; khoảng cách an toàn về cháy nổ; khi đặt để chuẩn bị cho việc dùng cần phải có biển cảnh báo thích hợp để những người làm việc xung quanh nhận biết được
  • Chỉ vận chuyển những hóa chất dễ cháy nổ ra khu vực sản xuất khi cần dùng ngay; khoảng thời gian ngắn nhất tính từ khi vận chuyển tới khi sử dụng để tránh các rủi ro khác
  • Hóa chất đã đem ra khu vực sản xuất để sử dụng mà không dùng hết cần phải được vận chuyển về kho ngay trong ngày; nếu có bất kỳ lí do gì mà không thể vận chuyển hóa chất về kho ngay trong ngày cần liên hệ với
  • người có trách nhiệm để có những biện pháp quản lý phù hợp 
  • Nếu sử dụng phương tiện cơ giới như xe nâng hàng
  • Để vận chuyển hóa chất không được đi quá nhanh; phanh gấp hoặc đánh lái đột ngột. Nếu làm như vậy rất dễ dẫn đến nguy cơ tràn đổ hóa chất
  • Làm việc với hóa chất dễ cháy nổ chỉ được phép sử dụng xe nâng điện cấm được phép dùng xe nâng chạy dầu

Trong khi vận chuyển nếu có bất kỳ sự cố tràn đổ nào cần phải được khắc phục ngay đặc biệt các hóa chất dễ cháy nổ và thông báovới những người có trách nhiệm

Note: Về phần vận chuyển hóa chất xem thêm trong  Nghị định 42/2020/NĐ-CP Quy định hàng hóa nguy hiểm. vận chuyển bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển  trên đường thủy nội địa (Click để xem nội dung văn bản)

6. Nguyên tắc làm việc an toàn với hóa chất (Click đây xem thêm nội dung)

  • Người tiếp xúc với hóa chất phải nghiêm chỉnh đeo khẩu trang chống độc, kính bảo hộ, găng tay cao su, tạp dề và ủng.
  • Phải hiểu rõ đặc tính của hóa chất
  • Bảng MSDS phải sẵn có tại nơi lưu trữ và bảo quản  hóa chất
  • Tất cả các bồn, thùng, can, chai lọ chứa đựng hóa chất phải được dán nhãn và có lắm đậy kín
  • Các khu làm việc đảm bảo việc thông gió tốt và hút hơi cục bộ khỏi khu vực lưu trữ hóa chất
  • Các hóa chất phải được thu gom và thải bỏ đúng quy định của công ty
  • Cấm ăn, uống, hút thuốc hoặc đùa giỡn, chạy nhảy dễ gây va chạm đổ vỡ trong quá trình thao tác với hóa chất.
  • Không được sử dụng bất cứ bao bì đựng hóa chất sử dụng cho mục đích đựng thức ăn, đồ uống.
  • Đảm bảo các bình chứa hóa chất phải được đóng, khóa nắp lại cẩn thận khi không sử dụng.
  • Đối với hóa chất bị mất nhãn, tuyệt đối không được xác định bằng cách nếm, ngửi mà phải liên hệ với quản lý/ bộ phận có liên quan để được hướng giải quyết.
  • Các bỏ can, thùng phuy, tanks, bao bì hóa chất sau khi dùng xong phải được lưu trữ, sắp xếp ở nơi quy định
  • Nếu cần phải chuyển hóa chất từ thùng chứa to sang thùng nhỏ cần phải thực hiện ở khu vực có hệ thống quạt hút hoặc ở nơi thoáng khí
  • Không được san chiết hóa chất dễ cháy ở khu vực có hoạt động hàn cắt; tạo tia lửa và ở khu vực kín khí
  •  Nếu san chiết hóa chất dễ cháy nổ thì cần phải có biện pháp chống tĩnh điện gây ra hiện tượng cháy nổ bằng biện pháp tiếp địa các thiết bị (Click để xem tài liệu về hiện tượng tĩnh điện)

7. Bơm hóa chất