ÁP KẾ KIỂU LÒ XO- ĐỒNG HỒ ĐO ÁP SUẤT

Ngày đăng: 30-11--0001 | ISO - Solutions

Áp kế, chân không kế lò xo và hiện số là các loại thiết bị dùng để đo áp suất dư, áp suất chân không và áp suất không khí. Áp kế kiểu lò xo có phạm vi đo từ -0,1 MPa đến hơn 60 MPa, độ chính xác từ 1% đến 6%. 

LUẬT LIÊN QUAN

1.Thông tư 23/2013/TT- BKHCN ngày 26/07/2019

2.Thông tư 07/2019/TT- BKHCN ngày 26/09/2013

3. ĐNVN 08:2011

CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG

Được cấu tạo gồm: Ống Bourdon,  thanh nối điều chỉnh được  và thanh răng. Ống Bourdon có tiết diện ngang dẹt, tròn hay elip . Khi áp suất tăng ống Bourdon có chiều hướng duỗi ra và cuộn lại khi áp suất giảm.

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG

Nguyên lý hoạt động: dựa vào sự biến dạng đàn hồi của lò xo (ống bourdon) dưới tác dụng của áp suất. Phần cuối ống được gắn với bộ truyền động, bánh răng và kim chỉ để chỉ thị, mặt ngoài được khắc vạch và số đọc.

 

ỨNG DỤNG

Áp kế, chân không kế là một thiết bị đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nhiều lĩnh vực. Việc theo dõi áp suất của hệ thống sản xuất, các đường ống khí nén, chất lỏng… là một điều cần thiết và bắt buộc.

Áp suất vừa đủ thì các quá trình phản ứng, hoặc nhiệt độ mới đáp ứng theo yêu cầu sản xuất. Bên cạnh đó, áp kế còn là công cụ để kiểm soát áp suất, tránh tình trạng quá áp sẽ gây nổ và dẫn đến các tình huống rủi ro khác.

CÁC ĐƠN VỊ ĐO THƯỜNG GẶP TRÊN ĐỒNG HỒ VÀ CÁCH QUY ĐỔI

  • Các đơn vị đo áp suất thường dùng trong kỹ thuật:
  • 1 Pa = 1N/m2
  • 1kG/cm2 = 1 at = 9, 81.104 N/m2 = 0, 981 bar
  • 10 mH2O = 1 at = 0, 981 bar
  • 750mmHg = 1 bar
  • 1mmHg = 1 Torr = 133,2 N/m2
  • 1PSI  =0.06895 bar
  • 1MPa =103KPa =106 Pa

Khi đo áp suất nhỏ, ví dụ như  áp suất quạt… người ta thường dùng đơn vị đo là Pa hoặc mm H2O. 

Để đo áp suất của chất khí người ta thường dùng 3 loại dụng cụ đo:

- Manometer (thường gọi là áp kế) dùng để đo phần áp suất lớn hơn áp suất khí trời. Số đo của nó là hiệu số giữa áp suất tuyệt đối của chất khí với áp suất khí trời và được gọi là áp suất dư pd.

- Barometer: đo áp suất khí trời, ký hiệu là pkt.

- Vacumeter (chân không kế): đo phần áp suất của chất khí nhỏ hơn áp suất khí trời, ký hiệu là pck.

HƯỚNG DẪN ĐỌC THÔNG TIN ĐỒNG HỒ

 

QUY ĐỊNH VỀ THỜI GIAN KIỂM ĐỊNH

Phải định kỳ 1 năm kiểm định một lần

CÁC BƯỚC KIỂM ĐỊNH

Điều kiện kiểm định

Đối với áp kế đo áp suất thông thường

Có thể chuyển môi trường áp suất từ khí sang lỏng, nếu chuyển đổi này không gây ra biến đổi số chỉ vượt quá 1/5 giới hạn sai số cơ bản cho phép. b/ Đối với các áp kế ôxy có giới hạn đo trên đến 0,6 MPa, môi trường áp suất là khí nén, nitơ hoặc nước cất và lớn hơn 0,6 MPa, môi trường áp suất là nước cất. Cho phép dùng các buồng ngăn cách khí – chất lỏng, chất lỏng – khí và chất lỏng – chất lỏng để kiểm định.

Môi trường kiểm định phải bảo đảm

- Nhiệt độ: (20 ± 5) OC; - Độ ẩm tương đối không lớn hơn 80 %; - Thoáng khí, không có bụi và không bị đốt nóng từ một phía, tránh chấn động và va chạm, nếu có thì độ rung động của kim không được vượt quá 1/10 khoảng cách giữa hai vạch chia nhỏ nhất.

Chuẩn bị kiểm định

Trước khi tiến hành kiểm định phải chuẩn bị các công việc sau đây: Áp kế cần kiểm định và áp kế chuẩn phải để trong phòng kiểm định một khoảng thời gian ít nhất 06 giờ để chúng đạt được nhiệt độ môi trường quy định tại mục 4.2. Cân bằng ni vô (nếu có) và kiểm tra mức chất lỏng ở hệ thống tạo áp suất hoặc áp kế chuẩn, sau đó đẩy hết bọt khí ra khỏi hệ thống tạo áp. - Làm sạch đầu nối của áp kế cần kiểm định. - Lắp áp kế cần kiểm định vào vị trí làm việc theo phương quy định (ghi trên mặt áp kế cần kiểm định). Độ lệch cho phép so với phương đã quy định là 5’ . - Đối với áp kế cần kiểm định không có ký hiệu phương lắp đặt sẽ lắp theo phương thẳng đứng.

Tiến hành kiểm định

Kiểm tra bên ngoài

- Áp kế cần kiểm định phải ở tình trạng hoạt động bình thường, có đầy đủ các chi tiết và phụ tùng, không bị ăn mòn, rạn nứt, han gỉ, kim không bị cong hoặc bị gãy, mặt số, ren, đầu nối và các chi tiết khác không bị hỏng.

- Kính của áp kế cần kiểm định không có vết nứt, bọt, bẩn, mốc và không có các khuyết tật khác cản trở việc đọc số chỉ. Kính có thể làm bằng vật liệu trong suốt khác nhưng phải giữ được sự trong suốt đó trong điều kiện làm việc lâu dài.

- Vỏ của áp kế cần kiểm định dùng trong môi trường khí nén phải có chỗ thoát khí để khí thoát dễ dàng khi lò xo bị phá hỏng, chỗ thoát khí phải có màng chắn bụi.

- Trên áp kế cần kiểm định phải ghi đầy đủ:

Đơn vị đo;

+ Độ chính xác/cấp chính xác;

Môi trường đo (đối với chất khí đặc biệt);

+ Số của phương tiện đo;

+ Phương lắp đặt: nằm ngang hay thẳng đứng;

+ Hãng sản xuất.

Kiểm tra kỹ thuật

Theo mục 6.2 ĐLVN 08:2011

Kiểm tra đo lường

Áp kế cần kiểm định phải được kiểm tra đo lường theo các yêu cầu, trình tự và phương pháp sau đây:

Sai số cơ bản cho phép khi kiểm định (có tính đến hiện tượng biến dạng dư) bằng:

0,8 K : đối với áp kế được kiểm định ban đầu

± K : đối với áp kế được kiểm định định kỳ hoặc kiểm định bất thường

K = Phạm vi đo × Độ chính xác 

K = (Cấp chính các x Phạm vi đo) : 100

Xử lý chung

Áp kế kiểu lò xo đạt các yêu cầu quy định trong quy trình này được cấp giấy chứng nhận kiểm định, dán tem kiểm định

Áp kế kiểu lò xo đạt các yêu cầu quy định trong quy trình này được cấp giấy chứng nhận kiểm định, dán tem kiểm định

Chu kỳ kiểm định của áp kế kiểu lò xo là: 01 năm