QUY ĐỊNH VẬN HÀNH XE NÂNG

Ngày đăng: 23-03-2022 | ISO Solutions

Xe nâng hàng là thiết bị dùng để di chuyển và nâng hạ hàng hóa lên độ cao mong muốn một cách dễ dàng, từ đó nâng cao năng suất làm việc của doanh nghiệp. Đây là một trong những thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ. Người  Quản lý phải đưa ra các yêu cầu rõ ràng và đào tạo trực tiếp tới người lao động để giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp dưới đây là một số quy định về an toàn đối với xe nâng:

QUY ĐỊNH VẬN HÀNH XE NÂNG HÀNG 1

QUY ĐỊNH VẬN HÀNH XE NÂNG HÀNG 2

HẠNG MỤC KIỂM TRA TRƯỚC KHI VẬN HÀNH

HẠNG MỤC KIỂM TRA VỆ SINH XE

HỮNG ĐIỀU CẤM KHI SỬ DỤNG XE NÂNG HÀNG

  • Nâng tải bị vùi dưới đất, bị những vật khác đè lên, bị liên kết với những vật khác.
  • Chuyển hướng chuyển động của các cơ cấu khi cơ cấu chưa ngừng hẳn.
  • Cẩu và kéo lê tải.
  • Vừa sử dụng người đẩy hay kéo tải vừa cho cơ cấu nâng hạ tải.
  • Người đang ở trong vùng hoạt động của thiết bị nâng.
  • Không được phép điều khiển xe ở mặt phẳng nghiêng
  • Người lên hay xuống xe nâng khi thiết bị đang hoạt động.
  • Nâng hạ & chuyển tải khi có người đứng ở trên tải.
  • Nâng tải trong tình trạng tải chưa ổn định
  • Cho người ngồi lên xe nâng hàng trong quá trình vận hành. Chỉ được phép cho người ngồi trên khi xe có ghế ngồi thứ 2 hoặc chỗ thiết kế riêng
  • Nâng quá tải trọng cho phép của thiết bị nâng
  • Đấu thiết bị nâng mà không có người chỉ huy
  • những người không đủ năng lực; không được đào tạo vận hành xe nâng trong bất kỳ trường hợp nào

QUY ĐỊNH SỬ DỤNG XE NÂNG HÀNG

QUY ĐỊNH SỬ DỤNG XE NÂNG HÀNG

Người dùng xe nâng  phải được đào tạo & chấp hành những quy định sau đây:

  • Trang bị bảo hộ lao động cần phải đầy đủ như quần áo gọn gàng, mũ cứng. Giày phải bảo đảm còn tốt. Tránh mặc quần áo rộng, giày dép dễ bị trơn, trượt, tóc tai bờm xờm,
  • Hiểu biết về cấu tạo, sử dụng & tiến hành được các công việc bảo dưỡng xe nâng hạ.
  • Phải kiểm tra các cơ cấu của xe trước khi vận hành. Khi kết thúc công việc phải bàn giao và ký xác nhận giữa hai bên
  • Biết các tín hiệu điều khiển & luật lệ giao thông. Phải biết & hiểu được thuần thục những tín hiệu trao đổi điều khiển bằng tay giữa người lái & những người phụ lái.
  • Cho xe nâng hạ làm việc tại những vị trí đã được qui định. Không được cho xe nâng hạ làm việc tại những vùng dễ cháy hay phòng kín thiếu ánh sáng…
  • Biết sử dụng những dụng cụ chữa cháy và trang bị cứu thương cần thiết.
  •  
  • Không được thay đổi hay thêm bớt bộ phận nào vào xe.
  • Khi tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng phải tắt máy & kê kích cẩn thận.
  • Không được mở nắp két nước khi động cơ còn quá nóng. Nếu cần mở nắp két nước thì phải sử dụng giẻ nhiều lớp. Đứng lệch về 1 bên tránh nước nóng văng vào mặt sau đó mở nhẹ từ từ nắp két nước.
  • Kiểm tra tiến hành bảo dưỡng xe nâng hạ trước hay sau mỗi kíp làm việc. Nếu phát hiện thấy hư hỏng phải tiến hành sửa chữa xong mới cho xe tiến hành hoạt động.
  • Luôn luôn giữ cho xe sạch sẽ, giày dép, tay cần điều khiển, quần áo, bàn đạp li hợp, phanh, ga không được dính dầu mỡ hoặc những chất gây trơn trượt.
  • Khi khởi động động cơ phải ngồi ngay ngắn vào ghế ngồi trên ca bin, cần tiến lùi phải tại vị trí trung gian khi khởi động động cơ.
  • Phải điều chỉnh ghế ngồi sao cho thuận tiện thao tác của người lái. Trong lúc xe máy hoạt động không được điều chỉnh phần ghế ngồi.
  • Để đảm bảo an toàn sử dụng xe nâng hàng, khi cho xe máy khởi động phải bóp còi & quan sát thật chắc chắn là không có người hay chướng ngại vật ngăn cản.
  • Tránh cho xe cua quẹo đột ngột ở những mặt nền nghiêng.
  • Lên xuống xe phải đúng kỹ thuật, thao tác.
  • Phải kiểm tra sự làm việc bình thường & hiệu lực tốt của phanh, ly hợp. Kiểm ta sự làm việc nhẹ nhàng của cần nâng hạ.
  • Không được cho phép người nào khác ngoài người lái ngồi trên ca bin hay trên càng nâng hạ khi xe hoạt động.
  • Không cho phép có người giữ hàng khi chuyển vận nâng, hạ hàng hoá.
  • Phải quan sát phần đuôi xe nâng khi xe vào đường cua quẹo, luôn luôn giữ cho phần đuôi xe có khoảng cách an toàn khi cua quẹo. Phần đuôi xe nâng có xu hướng văng ra khi xe di chuyển vào đường cua quẹo.
  • Cho xe đi lùi khi tầm nhìn phía trước bị hàng hoá che khuất.
  • Nơi làm việc cần phải có đầy đủ ánh sáng theo quy định.
  • Tay chân người điều khiển xe không được để thò ra ngoài.
  • Thường xuyên kiểm tra khoảng cách an toàn của các cơ cấu, bộ phận xe cùng với những chướng ngại vật xung quanh đặc biệt là đối với hành lang an toàn lưới điện.
  • Không được cho xe đi vào khu vực mà tầm nhìn bị che khuất. Khi xe vào khúc cua phải di chuyển chậm, bóp còi cho mọi người biết.
  • Luôn luôn quan sát về phía xe chạy.
  • Không dùng gương chiếu hậu khi lùi xe. Gương chiếu hậu dùng cho người lái quan sát phía sau khi xe tiến, không được dùng gương chiếu hậu để lùi xe. Luôn luôn nhìn về hướng xe chạy.
  • Không được đùa nghịch khi lái xe.
  • Phải chấp hành đầy đủ luật lệ giao thông & biển báo đường bộ.
  • Khi có hàng cho xe nâng đi tiến khi phải lên dốc & cho xe đi lùi khi phải xuống dốc.
  • Khi không có hàng cho xe đi lùi khi lên dốc & cho xe đi tiến khi xuống dốc.
  • Phải luôn luôn qua sát & kiểm tra độ cứng của mặt bằng làm việc.
  • Khi xe lên dốc hay xuống dốc phải nâng hạ càng cho phù hợp cùng với khoảng cách quy định (15-20 cm).
  • Sử dụng côn, ga, số nhịp nhàng nhằm tránh rung giật đột ngột.
  • Không được cho xe làm việc quá tải trọng định mức.
  • Khi được nâng hay hạ hàng hoá khi palét hay thùng hàng bị gãy, mục nát.
  •  
  • Không được làm cong xoắn hoặc biến dạng càng nâng hạ.
  • Luôn luôn kiểm tra các chốt khoá càng cho chắc chắn & đúng vị trí.
  • Luôn luôn thận trọng khi đầu càng nâng hạ nhô ra khỏi hàng hoá trong khi chuyển vận.
  • Khoảng cách an toàn tối thiểu là:
  • + 5,0 m đối với đường dây có điện thế từ 150 đến 220 KV.
  • + 2,0 m đối với đường dây có điện thế từ 1-20 KV.
  • + 4,0 m đối với đường dây có điện thế từ 35 đến 110 KV.
  • + 6,0 m đối với đường dây có điện thế đến 330 KV.
  • + 9,0 m đối với đường dây có điện thế đến 500 KV.
  • + 1,5 m đối với đường dây điện có điện thế đến 1 KV

NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG XE NÂNG HÀNG

  • Không được tăng vận tốc khi di chuyển đến gần đống hàng hoá.
  • Không được nâng hạ hàng hoá có kích cỡ cao hơn mặt nạ của xe.
  • Khi xếp hàng lên xe tải, hàng hoá cần phải chắc chắn, xe phải được chèn & gài phanh tay chắc chắn.
  • Nghiêm cấm sử dụng xe nâng hạ để nâng hạ hoặc chuyên chở người.
  • Không được cho phép người đến bốc dỡ hàng hoá từ xe nâng hạ.
  • Không được cho xe vượt những xe khác đi cùng hướng tại những nơi đường giao nhau, nơi không nhìn thấy hay những vùng nguy hiểm.
  • Không cho người đứng hay đi lại dưới càng & hàng hoá.
  • Luôn luôn kiểm tra khoảng cách giữa 2 càng cho phù hợp với kích thước palét hoặc kiện hàng.

Hi vọng những chia sẻ trên đây giúp mọi người có thể tóm tắt lại  thành QUY ĐỊNH VẬN HÀNH xe nâng hàng ở công ty mình

 Mọi người có thể tham khảo:

QUY ĐỊNH VẬN HÀNH XE NÂNG HÀNG 1

QUY ĐỊNH VẬN HÀNH XE NÂNG HÀNG 2

HẠNG MỤC KIỂM TRA TRƯỚC KHI VẬN HÀNH

HẠNG MỤC KIỂM TRA VỆ SINH XE