PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN CƠ QUAN HÔ HẤP - TIÊU CHUẨN LIÊN QUAN

Ngày đăng: 07-04-2024 | ISO Solutions

Đường hô hấp là một hệ thống quan trọng trong cơ thể chúng ta, đảm nhận vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp oxy và loại bỏ khí thải. Khi làm việc trong môi trường độc hại, bảo vệ đường hô hấp trở nên cực kỳ quan trọng.

Việc sử dụng mặt nạ/bán mặt nạ khi làm việc ở môi trường độc hại là rất quan trọng, giúp bảo vệ đường hô hấp của chúng ta khỏi các chất độc hại có thể gây hại cho sức khỏe. Nó giúp ngăn chặn việc hít phải các hại bụi, hóa chất khí độc trong không khí tồn tại hoặc phát sinh trong quá trình làm việc

Dưới đây là một số tiêu chuẩn của Việt Nam và của nước ngoài về bảo vệ đường hô hấp

1. TCVN 7312: 2003 Phương tiện bảo vệ cá nhân cơ quan hô hấp – Khẩu trang có tấm lọc bụi

2. QCVN 08:2012/BLĐTBXH: Quy chuẩn quốc gia về những thiết bị bảo vệ đường hô hấp – Bộ lọc bụi

3. QCVN 10: 2012/BLĐTBXH: Quy chuẩn quốc gia về An toàn lao động đối với bộ lọc dùng trong mặt nạ và bán mặt nạ phòng độc

- TCVN 11953-1:2017 (ISO 16900-1:2014), Phần 1: Xác định độ rò r khí vào bên trong;

- TCVN 11953-2:2017 (ISO 16900-2:2009), Phần 2: Xác định trở lực hô hấp;

- TCVN 11953-3:2017 (ISO 16900-3:2012), Phần 3:

- TCVN 11953-4:2017 (ISO 16900-4:2011), Phần 4: Xác định dung lượng của phin lọc khí và phép thử di trú, giải hấp và thử động cacbon monoxit;

- TCVN 11953-6:2017 (ISO 16900-6:2015), Phần 6: Độ bền cơ học của các bộ phận và mối nối;

- TCVN 11953-7:2017 (ISO 16900-7:2015), Phần 7; Phương pháp thử tính năng thực tế;

- TCVN 11953-8:2017 (ISO 16900-8:2015), Phần 8: Phương pháp đo tốc độ dòng khí của phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp loại lọc có hỗ trợ;

- TCVN 11953-9:2017 (ISO 16900-9:2015), Phần 9: Xác định hàm lượng cacbon dioxit trong khí hít vào.

4. TCVN 11953-12:2018 Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp –Phương pháp thử - Phần 12 : Xác định công thở trung bình theo thể tích và áp suất hô hấp đỉnh

5. TCVN 13332 : 2021 3 Về Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp –Mặt nạ chụp toàn bộ khuôn-yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử

6. TCVN 7313 : 2003 Về Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp – Chụp định hình lọc bụi

    TCVN 11487-2:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 29463-2:2011;

TCVN 11487-2:2016 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 142 Thiết bị làm sạch không khí và các khí khác biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 11487 (ISO 29463) Phin lọc hiệu suất cao và vật liệu lọc để loại bỏ hạt trong không khí gồm có các phần sau:

- TCVN 11487-1 (ISO 29463-1), Phần 1: Phân loại, thử tính năng và ghi nhãn.

- TCVN 11487-2 (ISO 29463-2), Phần 2: Tạo sol khí, thiết bị đo và thống kê đếm hạt.

- TCVN 11487-3 (ISO 29463-3), Phần 3: Thử nghiệm vật liệu lọc dạng tấm phẳng.

- TCVN 11487-4 (ISO 29463-4), Phần 4: Phép thử để xác định rò rỉ của các phần tử lọc - Phương pháp quét.

- TCVN 11487-5 (ISO 29463-5), Phần 5: Phương pháp thử đối với các phần tử lọc.

 

 

* Tiêu chuẩn NIOSH 42 CFR 84

* Tiêu chuẩn EN 149:2001+A1:2009, (EU) 2016/425

* Tiêu chuẩn AS/NZS 1716/2012

* Kiểm tra về độ tắt nghẽn (Marking D)

Tiêu chuẩn NIOSH 42 CFR 84

Tiêu chuẩn NIOSH 42 CFR 84 Quy định về thiết bị bảo vệ đường hô hấp.

Quy tắc này đề cập đến các yêu cầu chứng nhận của NIOSH và Department of Labor/Mine Safety and Health Administration (MSHA) đối với các thiết bị bảo vệ đường hô hấp. NIOSH hiện sẽ có thẩm quyền để kiểm tra và chứng nhận khẩu trang phòng độc.

Chứng nhận này giúp người sử dụng có thể lựa chọn các loại khẩu trang phòng độc từ nhiều loại khẩu trang đã được chứng nhận.

 Tất cả các khẩu trang phòng độc này đáp ứng các tiêu chí do CDC khuyến nghị cho các thiết bị hô hấp được sử dụng trong các cơ sở y tế chăm sóc sức khỏe để bảo vệ chống lại Mycobacterium tuberculosis (Mtb), tác nhân gây ra bệnh lao.

Tất cả các loại khẩu trang phòng độc có khả năng lọc các hạt trong không khí chứng nhận theo quy định của các thử nghiệm bộ lọc hạt.

Các mô hình kiểm tra cho phép sự cải tiến nhằm ưu tiên nâng cao bảo vệ an toàn sức khỏe cũng như tạo điều kiện thách thức, yêu cầu mới với nhà sản xuất và người sử dụng. Nó cũng thúc đẩy các tiến bộ về công nghệ.

Các thay đổi về độ lọc hạt của tiêu chuẩn 43 CFR cải thiện đáng kể hiệu quả của bộ lọc các hạt trong không khí từ xung quanh. Thay đổi này phù hợp với các tiến bộ trong công nghệ bảo vệ đường hô hấp.

Trong các bài kiểm tra các tiêu chuẩn lọc này NIOSH chứng nhận ba loại bộ lọc:

N-, R-, và P- với ba cấp độ hiệu quả là 95%, 99% và 99.97% trong mỗi lớp. 

Tất cả thử nghiệm bộ lọc sẽ sử dụng kích thước hạt Aerosol xuyên thấu nhất và có Đường kính trung bình của dòng khí động học là 0.3 micron. 

Dòng N sẽ được thử nghiệm với hạt Natri clorua (NaCl) phân hủy nhẹ.

Dòng R và P sẽ được thử nghiệm cản trở hạt Aerosol của Dioctylphthalate (DOP) phân hủy cao:

Các bộ lọc được xếp loại N và R được thử nghiệm ở mức tải tối đa là (200 mg). Vì vậy, dòng N và R sẽ có khuyến cáo về giới hạn thời gian sử dụng. 

Các bộ lọc xếp loại P được thử nghiệm với DOP cho đến khi không còn hiệu quả lọc giảm nữa. Vì vậy các bộ lọc xếp hạng P không có quy định về thời gian sử dụng. Tuy nhiên bất kỳ bộ lọc nào cũng bị giới hạn về vệ sinh và khả năng chống thở cho bộ lọc.

Tiêu chuẩn EN 149:2001+A1:2009, (EU) 2016/425

Tiêu chuẩn Châu Âu EN 149:2001+A1:2009 quy định cho các loại khẩu trang phòng độc chống bụi, thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) được đưa vào thị trường Châu Âu phải được phê duyệt qua tiêu chuẩn này.

 Tiêu chuẩn EN 149:2001+A1:2009 thay thế tiêu chuẩn EN 149:2001 quy định về bộ lọc của các thiết bị bảo hộ.

Phân loại theo tiêu chuẩn mới này liên quan đến việc yêu cầu về hiệu suất lọc mới. Nhằm nâng cao sự tin tưởng của người sử dụng với các thiết bị bảo vệ đường hô hấp ngay cả trong điều kiện khắt khe. Ngoài ra, quy định mới còn để cập đến việc bảo quản và tái sử dụng cho các thiết bị này.

Tiêu chuẩn này phân loại các lớp bảo vệ thành ba loại: FFP1, FFP2, FFP3.

Tiêu chuẩn EN 149:2001+A1:2009 bao gồm các bài kiểm tra:

* Kiểm tra độ xuyên thấu của bộ lọc và tiếp xúc mở rộng để đánh giá hiệu suất lọc khi còn mới và theo thời gian.

* Kiểm tra sự cản trở hô hấp của bộ lọc để đánh giá khả năng dễ thở (hít vào thở ra khi sử dụng)

* Kiểm tra sự rò rỉ bên trong- đánh giá sự thâm nhập của bộ lọc hoặc sự rò rỉ của Van thở trên khẩu trang. Đặc biệt là sự rò rỉ qua các vùng tiếp xúc của khẩu trang và khuôn mặt người đeo đáng chú ý là ở đệm mũi.

* Khả năng chống tắt nghẽn – đánh giá cho phép khẩu trang tiếp tục được sử dụng. Các sản phẩm có thể tái sử dụng (cũng qua chu kỳ làm sạch cho nhà sản xuất quy định) và bảo quản 24 giờ để xác nhận lại tính năng không bị ảnh hưởng khi sử dụng lại. Bài kiểm tra này bắt buộc cho các sản phẩm có thể tái sử dụng. Nhưng không bắt buộc cho những sản phẩm chỉ dùng một lần.

Các ký hiệu được chỉ định:

* R : Có thể tái sử dụng.

* NR: chỉ sử dụng một lần.

* D: Đáp ứng khả năng chống tắt nghẽn.

Tiêu chuẩn AS/NZS 1716/2012

Tiêu chuẩn AS/NZS 1716/2012 bảo vệ đường hô hấp của Úc và New Zealand.

Tiêu chuẩn này tạo cơ sở cho việc lựa chọn các thiết bị bảo vệ cho người sử dụng ở các cơ sở làm việc của Úc và New Zealand. 

AS/NZS 1716/2012: Cung cấp thông tin đến nhà sản xuất cũng như người sử dụng qua phân loại về hiệu suất. Tiêu chuẩn này bao gồm các đánh giá như:

* Đánh giá mức độ tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm trong không khí.

* Lựa chọn khẩu trang phòng độc phù hợp với điều kiện sử dụng.

* Đánh giá sức khỏe nhân viên để đảm bảo họ có thể sử dụng loại khẩu trang phòng độc.

* Kiểm tra sức khỏe và đào tạo nhân viên thường xuyên về cách sử dụng chúng.

* Các chương trình đánh giá mức độ phù hợp định kỳ của loại khẩu trang đang sử dụng.

* Và biên bản lưu giữ về những dữ liệu về các đánh giá trên.

Kiểm tra về độ tắt nghẽn (Marking D)

Khẩu trang NR chống tắt nghẽn loại D: các loại khẩu trang đã vượt qua bài test này có thể nói rằng tuổi thọ sử dụng của loại khẩu trang này có thể vượt quá 8 giờ.