CẤP ĐỘ KIỂM SOÁT MỐI NGUY

Ngày đăng: 27-01-2021 |

Xác định và giảm thiểu phơi nhiễm với các mối nguy trước khi bắt đầu công việc là mục tiêu của tất cả những người làm công tác y tế và an toàn.

Khi một mối nguy được xác định, tần suất và mức độ nghiêm trọng của nó có thể gây ra thương tích hoặc tổn hại cho người lao động cần phải được đánh giá. Từ đây sẽ xác định được rủi ro đó là cao, thấp hay vừa. Nguy cơ rủi ro cao sẽ cần phải được giải quyết khẩn trương hơn các tình huống nguy cơ thấp. Và lúc này là lúc cần xác định cách tốt nhất để giảm thiểu rủi ro xuống mức chấp nhận được thông qua các cách thức kiểm soát nhất định.

NIOSH (National Institute for Occupational Safety and Health-Viện nghiên cứu quốc gia về An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp của Hoa Kỳ) đã đưa ra việc Phân cấp Kiểm soát mối nguy 1 cách khoa học và được áp dụng rộng rãi.

Các thức Phân cấp kiểm soát này là quy trình hỗ trợ các công ty xác định các biện pháp kiểm soát mối nguy hiệu quả nhất. Thứ tự phân cấp càng thấp, các biện pháp kiểm soát càng ít đáng tin cậy và ít hiệu quả hơn trong việc bảo vệ người lao động. Về mặt thực tế, không phải tất cả các mối nguy hại đều có thể được loại bỏ, tuy nhiên các công ty nên cố gắng xem xét, đánh giá biện pháp kiểm soát ở mỗi cấp độ và chỉ chuyển xuống những biện pháp ở phía dưới thứ tự ưu tiên khi không có cơ hội khả thi để thực hiện các biện pháp trên tháp.

Theo định nghĩa của NIOSH, Thứ tự ưu tiên kiểm soát rủi ro sẽ áp dụng từ đỉnh tháp trở xuống và cấp độ kiểm soát cần phải như dưới đây:

- Phương pháp loại trừ (Elimination)- loại bỏ mối nguy hoàn toàn: xem xét sự cần thiết cho việc phải sử dụng nhà máy, quy trình hoặc các chất tạo ra rủi ro ví dụ như sử dụng sử dụng CCTV để quan sát thay vì sử phải leo vào sâu vào trong, sử dụng máy khoan chạy pin để hạn chế giật điện …

- Phương pháp thay thế (Substitution)- thay thế mối nguy: Mối nguy có thể được thay thế bằng một mối nguy khác có ít rủi ro hơn không ví dụ như sử dụng giàn giáo thay vì thang hoặc sử dụng bao xi măng trong túi 20kg thay vì 50kg

- Biện pháp cách ly (Isolation): Cách ly mối nguy khỏi con người. Ví dụ: sử dụng rào chắn hoặc bao che…

- Biện pháp ứng dụng khoa học kỹ thuật (Engineering): Mối nguy có thể được giảm thiểu bằng cách cách ly, bao quanh hoặc thiết kế lại nhà máy, chất hoặc quy trình (ví dụ: xe đẩy chuyển máy, bảo vệ máy, thông gió..)?

- Biện pháp quản lý (Administrative): Ví dụ như đổi ca, SOP (Standard operating procedure), huấn luyện và biển báo…

- Sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân (Personal Protective Equipment): Phương pháp ít được mong muốn chỉ được sử dụng kết hợp với các phương pháp khác hoặc nếu các điều kiện không phù hợp. Nhân viên được cấp PTBVCN phải được trang bị đúng và được đào tạo về việc sử dụng và bảo quản nó. Tại Damen, slogan của chúng tôi là PPE-Personal protective equipment, the last defence (Phương tiện Bảo hộ cá nhân, chỉ là hàng rào bảo vệ cuối cùng của bạn)

“You can’t eliminate every hazard, but the closer you can get to the top, the closer you can reach that ideal and make people healthier and safer”-Các bạn không thể loại bỏ được tất cả các mối nguy, nhưng bạn càng tiến gần được đến đỉnh tháp, bạn càng có cơ hội đạt được lý tưởng nghề nghiệp và làm cho mọi người khỏe mạnh và an toàn hơn- Jonathan Bach