THANG MÁY - KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THANG MÁY - QUẢN LÝ AN TOÀN THANG MÁY TRONG DOANH NGHIỆP

Ngày đăng: 24-09-2021 | ISO - Solutions(Sưu tập từ nguồn khác)

VĂN BẢN LUẬT LIÊN QUAN

1.  Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy/QTKĐ21-2016/BLĐTBXH

2.  QCVN 02:2011/BLĐTBXH quy chuẩn an toàn quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy

3. TCVN 6904:2011 yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt

4.  TCVN 7628:2007 lắp đặt thang máy

5.  TCVN 5867:2009 thang máy, cabin, đối trọng và ray dẫn hướng. Yêu cầu an toàn

6.  TCVN 9358:2012 Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công

7.  TCVN 9385:2012 Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế kiểm tra và bảo trì hệ thống

8.  Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy chở hàng/ QTKĐ23-2016/BLĐTBXH

9.  QCVN 6396-3-2010 thang máy chở hàng dẫn động điện- yêu cầu về cấu tạo và lắp đặt

10. TCVN 7550:2005 Cáp thép dùng cho thang máy - yêu cầu tối thiểu

11. TCVN 6905:2001 thang máy thủy lực- phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt

12.  Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy điện không có phòng máy/ QTKĐ24-2016/BLĐTBXH 

13. Poster quản lý thang máy

14. Tài liệu đào tạo thang máy

15. Tài liệu thang cuốn

Thang máy là loại thiết bị chuyên dùng để vận chuyển người, hàng hóa, vật liệu…vv theo phương thẳng đứng hoặc nghiêng một góc 150 so với phương thẳng đứng theo một tuyến đã định sẵn.

a) Thang máy chuyên chở người

Thang máy này chuyên để vận chuyển hành khách trong các khách sạn, công sở, nhà nghỉ, các khu chung cư, trường học, tháp truyền hình vv

b) Thang máy chuyên chở người có tính đến hàng đi kèm

Thang máy này thường dùng cho các siêu thị, khu triển lãm vv

c) Thang máy chuyên chở bệnh nhân

Thang máy này chuyên dùng cho các bệnh viện, các khu điều dưỡng, ... Đặc điểm của nó là kích thước thông thủy cabin phải đủ lớn để chứa băng ca (cáng) hoặc giường của bệnh nhân, cùng với các bác sĩ, nhân viên và các dụng cụ cấp cứu đi kèm. Hiện nay trên thế giới đã sản xuất theo cùng tiêu chuẩn kích thước và tải trọng cho loại thang máy này.

d) Thang máy chuyên chở hàng có người đi kèm

Thang máy này thường dùng trong các nhà máy, công xưởng, kho, thang dùng cho nhân viên khách sạn v.v... chủ yếu dùng để chở hàng nhưng có người đi kèm để phục vụ.

e) Thang máy chuyên chở hàng không có người đi kèm

Thang máy này chuyên dùng để chở vật liệu, thức ăn trong các khách sạn, nhà ăn tập thể vv. Đặc điểm của loại này là chỉ có điều khiển ở ngoài cabin (trước các cửa tầng) còn các loại thang khác nêu ở trên vừa điều khiển cả trong cabin và ngoài cabin.

Phân loại theo hệ thống dẫn động cabin

Thang máy dẫn động điện

Loại này dẫn động cabin lên xuống nhờ động cơ truyền qua hộp giảm tốc tới puli ma sát hoặc tang cuốn cáp. Chính nhờ cabin treo bằng dây cáp mà hành trình lên xuống của nó không bị hạn chế.

êm, an toàn. Hiện nay thang máy thủy lực có hành trình tối đa là 18m, nên không thể trang bị cho các công trình cao tầng.

Theo vị trí đặt tời (bằng xilanh – piston)

Theo vị trí điều khiển

  • Điều khiển trong cabin
  • Điều khiển ngoài cabin
  • Điều khiển cả trong và ngoài cabin

Theo thông số cơ bản

  1. Theo tốc độ di chuyển của cabin
  • Loại tốc độ thấp:            v < 1,0 m/s
  • Loại tốc độ trung bình:  v = 1,0 ÷ 2,5 m/s
  • Loại tốc độ cao:             v = 2,5 ÷ 4,0 m/s
  • Loại tốc độ rất cao:        v > 4,0 m/s

Theo thông số cơ bản

Theo khối lượng vận chuyển cabin

Loại nhỏ:              Q < 500 kg

Loại trung bình:   Q = 500 ÷ 1000 kg

Loại lớn:             Q = 1000 ÷ 1600 kg

Loại rất lớn:         Q > 1600 kg

Theo kết cấu các cụm cơ bản

a. Theo kết cấu bộ tời kéo                   

b. Theo hệ thống cân bằng

c. Theo cách treo cabin và đối trọng

d. theo hệ thống cửa cabin

  • Phương pháp đóng mở của cabin

* Đóng mở bằng tay

* Đóng mở cửa                     

 * Đóng mở tự động  

- Theo kết cấu của cửa

 Cánh cửa dạng cửa xếp lùa về một phía hoặc hai phía

Cánh cửa dạng tấm (panen) đóng mở bản lề một cánh hoặc hai cánh (hai loại này thường dùng cho thang máy chở hàng có người đi kèm hoặc không có người đi kèm)

Cánh cửa dạng tấm (panen), hai cánh mở chính giữa lùa về hai phía (loại này thường dùng cho thang máy có đối trọng đặt ở phía sau cabin)

Cánh cửa dạng tấm (panen) hai hoặc ba cánh mở một bên, lùa về một phía (loại này thường dùng cho thang máy có đối trọng đặt ở bên cạnh cabin)

Cánh cửa dạng tấm (panen), hai cánh mở chính giữa lùa về hai phía trên và dưới (thang máy chở thức ăn)

Cánh cửa dạng tấm (panen) hai hoặc ba cánh mở lùa về một phía trên.

- Theo số cửa cabin

Theo loại bộ hãm bảo hiểm an toàn cabin

Theo vị trí cabin và đối trọng giếng thang

- Đối trọng bố trí phía sau

- Đối trọng bố trí một bên

Theo quỹ đạo chuyển động của cabin

- Thang máy thẳng đứng

- Thang máy nghiêng

- Thang máy zigzag

Thang máy được ký hiệu bằng các chữ và số, dựa vào các thông số cơ bản sau:

Loại thang

Theo thông lệ quốc tế người ta dùng các chữ cái Latinh để ký hiệu như sau

+ Thang chở khách:  P (pasenger)

+  Thang chở bệnh nhân:  B (Bed)

+  Thang chở hàng:    F (Freigh)…v.v

Số người hoặc tải trọng

Kiểu mở cửa

+  Mở cửa chính giữa lùa về hai phía:   CO (Centre Opening)

+  Mở một bên lùa về một phía:  2S (Single Side)…v.v

Tốc độ

Hệ thống điều khiển

Hệ thống vận hành

Thang máy có nhiều kiểu dạng khác nhau nhưng nhìn chung có các bộ phận chính sau:

Thang máy có nhiều kiểu dạng khác nhau nhưng nhìn chung có các bộ phận chính sau: Bộ tời kéo, cabin cùng hệ thống treo cabin, cơ cấu đóng mở cửa cabin và bộ hãm bảo hiểm, cáp nâng, đối trọng và hệ thống cân bằng, hệ thống ray dẫn hướng cho cabin và đối trọng chuyển động trong giếng thang, bộ phận giảm chấn cho cabin và đối trọng đặt ở đáy giếng thang, hệ thống hạn chế tốc độ, tủ điện điều khiển cùng các trang thiết bị điện khác để điều khiển thang máy hoạt động an toàn.

Bộ tời kéo đặt trong buồng máy trên giếng thang. Giếng thang chạy dọc suốt chiều cao công trình và chỉ để cửa vào giếng thang để lắp cửa tầng. Dọc theo giếng thang có lắp các ray dẫn hướng cho đối trọng và cabin. Cabin và đối trọng được treo trên hai đầu của cáp nâng nhờ hệ thống treo. Cáp nâng được vắt qua các rãnh cáp của puly ma sát của bộ tời kéo.

Khi hoạt động, puly ma sát quay và truyền chuyển động đến cabin  và đối trọng di chuyển lên xuống dọc theo giếng thang nhờ hệ thống dây cáp. Cửa cabin và cửa tầng được trang bị hệ thống khóa liên động và các tiếp điểm điện để đảm bảo an toàn khi thang hoạt động.


Bộ tời kéo

 -  Bộ tời kéo có hộp giảm tốc thường chỉ dùng cho thang máy có tốc độ thấp.

- Đối với thang máy có tốc độ lớn người ta thường dùng bộ tời kéo không có hộp giảm tốc. Puly ma sát và bánh phanh được lắp trực tiếp với trục động cơ không qua bộ truyền.

 Bộ tời kéo với puly ma sát được sử dụng rộng rãi hơn so với bộ tời kéo tang cuốn cáp do có các ưu điểm sau:

      +  Do cáp treo cabin và đối trọng chỉ vắt qua rãnh cáp của puly ma sát mà bộ tời kéo với puly ma sát có kích thước nhỏ gọn, không phụ thuộc vào chiều cao nâng của thang máy. Trong nhiều trường hợp puly ma sát có thể lắp công xôn trên trục ra của hộp giảm tốc nên quá trình tháo lắp dễ dàng, tốn ít công sức.

    +  Làm việc an toàn do có thể treo cabin và đối trọng bằng nhiều sợi cáp riêng biệt không thể đứt cùng một lúc và khi cabin lên đến điểm trên cùng, nếu công tắc dừng tầng và công tắc hạn chế hành trình bị hỏng thì đối trọng có thể tựa lên giảm chấn ở đáy hố thang, cáp chùng và trượt trên các rãnh của puly ma sát để đảm bảo an toàn.

 Tuy nhiên, cáp làm việc với puly ma sát chóng bị mòn hơn tang cuốn cáp. Vì vậy, việc chăm sóc, bảo dưỡng và theo dõi trạng thái mòn của cáp trong quá trình sử dụng có ý nghĩa rất lớn.

Hệ thống điều khiển thang máy

Là các thiết bị điện, điện tử điều khiển theo lập trình đảm bảo cho thang máy hoạt động theo đúng chức năng yêu cầu. 

 Thang máy thường dùng nguyên tắc điều khiển kết hợp cho năng suất cao (cùng lúc có thể nhận nhiều lệnh điều khiển hoặc gọi tầng cả khi thang dừng và khi chuyển động).

Hệ thống điều khiển thang máy

Mạch động lực: Là hệ thống điều khiển cơ cấu dẫn động thang máy để đóng mở, đảo chiều chuyển động cơ cấu dẫn động và phanh của bộ tời kéo.

Mạch điều khiển: Là hệ thống điều khiển tầng có tác dụng thực hiện một chương trình điều khiển phức tạp, phù hợp với chức năng, yêu cầu của thang máy.

Mạch tín hiệu: Là hệ thống các đèn tìn hiệu với các ký hiệu đã thống nhất hóa để báo hiệu trạng thái cảu thang máy, vị trí và hướng chuyển động của cabin.

Mạch chiếu sáng: Là hệ thống đèn chiếu sáng cho cabin, buồng máy và hố thang.

Mạch an toàn: Là hệ thống các công tắc, rơ le, tiếp điểm, nhằm đảm bảo an toàn cho người, hàng và thang máy khi hoạt động.

Cabin và các thiết bị liên quan

Cabin là bộ phận mang tải của thang máy. Cabin phải có kết cấu sao cho có thể tháo rời nó thành từng bộ phận nhỏ. Theo cấu tạo, cabin gồm hai phần: Kết cấu chịu lực (khung cabin) và các vách che, trần, sàn tạo thành buồng cabin. Trên khung cabin có lắp các ngàm dẫn hướng, hệ thống treo cabin, hệ thống tay đòn và bộ hãm bảo hiểm, hệ thống cửa và cơ cấu đóng mở cửa…v.v ngoài ra, cabin của thang máy chở người phải đảm bảo các yêu cầu về thông gió, nhiệt độ và ánh sáng.

Khung cabin

Khung cabin gồm khung đứng và khung nằm liên kết với nhau bằng bu lông qua các bản mã.

Ngàm dẫn hướng

Ngàm dẫn hướng có tác dụng dẫn hướng cho cabin và đối trọng chuyển động dọc theo ray dẫn hướng và độ dịch chuyển ngang của cabin và đối trọng trong giếng thang không vượt quá giá trị cho phép.

Cabin và các thiết bị liên quan

Hệ thống treo cabin

Do cabin và đối trọng được treo bằng nhiều sợi cáp riêng biệt nên phải có hệ thống treo để đảm bảo cho các sợi cáp nâng riêng biệt này có độ căng như nhau. Trong trường hợp ngược lại, sợi cáp chịu lực căng lớn sẽ bị quá tải còn sợi cáp trùng sẽ trượt trên rãnh puly ma sát nên rất nguy hiểm. Ngoài ra, do có sợi trùng, sợi căng nên các rãnh cáp puly ma sát sẽ bị mòn không đều. Vì vậy mà hệ thống treo cabin phải được trang bị thêm tiếp điểm điện của mạch an toàn để ngắt điện dừng thang khi một trong các sợi cáp chùng quá mức cho phép để phòng ngừa tai nạn.

Buồng cabin

Buồng cabin là một kết cấu có thể tháo rời được gồm trần, sàn và vách cabin. Các phần này liên kết với nhau và liên kết với khung chịu lực của cabin.

Các yêu cầu chung đối với buồng cabin

- Trần, sàn và vách cabin phải kín, không có lỗ thủng.

- Phải đảm bảo độ bền, độ cứng cần thiết. Đặc biệt trần cabin phải đủ cứng để lắp các trang thiết bị và cơ cấu mở cửa trên nóc và chịu các lực tập trung tại điểm bất kỳ do người đứng trên nóc thực hiện nhiệm vụ.

- Buồng cabin phải đảm bảo các yêu cầu thông gió, thoát nhiệt và ánh sáng. Ngoài ra, phải có phương tiện liên lạc với bên ngoài trong trường hợp sự cố, có cửa thoát hiểm…v.v

 

Hệ thống cửa cabin và cửa tầng

 Cửa cabin và cửa tầng là những bộ phận có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và có ảnh hưởng lớn đến chất lượng và nâng suất của thang máy. Theo cách đóng mở có các loại cửa quay và cửa lùa.

 Các yêu cầu an toàn đối với hệ thống cửa gồm:

-  Đủ độ cứng vững và độ bền. Cửa được lắp kín khítvà có kích thước phù hợp với các quy định trong tiêu chuẩn.

-  Cửa phải trang bị hệ thống khóa cửa sao cho hành khách không thể tự mở cửa từ bên ngoài.

-  Cửa phải có khả năng chống cháy.

-  Loại cửa lùa, đóng mở tự độngthì chỉ mở cửa bằng cơ cấu đóng mở cửa đặt trên nóc cabin ngay cả khi cabin đứng trước cửa tầng.

-  Cửa phải có tiếp điểm điện an toàn để đảm bảo rằng thang máy chỉ có thể hoạt động được khi cửa cabin và tất cả các cửa tầng đã đóng kín và khóa đã sập.

- Thường là loại cửa lùa về một bên hoặc hai bên và chỉ đóng mở khi Cabin dừng chính xác trước cửa tầng nhờ cơ cấu đóng mở cửa đặt trên nóc Cabin. Cửa Cabin và Cửa tầng được trang bị khoá liên động và các tiếp điểm điện để đảm bảo an toàn cho thang máy hoạt động.

- Động cơ mở cửa là động cơ một chiều hay xoay chiều tạo ra momen mở cửa cabin kết hợp với mở cửa tầng. Khi cabin dừng đúng tầng, rơle thời gian sẽ đóng mạch điều khiển động cơ mở cửa, hoạt động theo một quy luật nhất định, đảm bảo quá trình đóng mở êm nhẹ không có va đập

Đây là thiết bị làm dừng hoạt động hoặc giảm tốc độ của buồng thang máy bằng cách tác động lên công tắc an toàn (tác động lần 1) khi phát sinh trường hợp tốc độ vượt quá phạm vi tốc độ quy định của buồng thang máy, nó nhận biết tốc độ của buồng thang máy thông qua cáp của bộ hạn chế tốc độ được liên kết với buồng thang  máy.

Nguyên lý hoạt động: Khi chế tạo các bộ khống chế vượt tốc, phần lớn các thiết bị này áp dụng nguyên lý lực ly tâm. Cáp an toàn sẽ được nêm giữ dừng lại khi quả văng li tâm tác động vào các chi tiết cơ khí trên bộ hạn chế tốc độ. Quả văng ly tâm cũng tác động tắt công tắc an toàn điện khi nó hoạt động. Cáp an toàn sẽ tác động lên bộ phanh hãm an toàn cabin (đối trọng), bộ phanh hãm cabin (đối trọng) sẽ ép vào ray một lực phanh đủ lớn để làm vận tốc cabin, đối trọng chậm dần và dừng lại.

- Khi đứt cáp hoặc cáp trượt trên rãnh puli do không đủ ma sát mà cabin đi xuống vượt quá tốc độ cho phép, bộ hạn chế tốc độ tác động  lên bộ hãm an toàn để dừng cabin, cabin được nêm trên các Ray dẫn hướng trong giếng thang.

- Ở một số thang máy, bộ hãm an toàn và bộ phận hạn chế tốc độ còn được trang bị cho cả Đối trọng

 

Nguyên lý làm việc của thang máy      

- Thang máy làm việc dựa trên nguyên lý truyền động ma sát giữa cáp tải và rãnh Puly máy kéo.

- Khi có tín hiệu gọi từ cabin hoặc cửa tầng Bộ điều khiển sẽ nhận tín hiệu và điều khiển máy kéo hoạt động, Puly quay sẽ đưa cabin lên hoặc xuống theo ray dẫn hướng, đối trọng lúc này di chuyển ngược chiều với chiều chuyển động của cabin.

QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG THANG MÁY

Trong TCVN 5744 – 1993 điều 1.4 ghi rõ: người chịu trách nhiệm quản lý về sự hoạt động an toàn và người vận hành thang máy phải được huấn luyện cơ bản về nghiệp vụ mà mình đảm nhiệm, cụ thể:

+ Hàng ngày phải mở và tắt máy theo đúng quy trình của nhà chế tạo hay hướng dẫn của đơn vị lắp đặt.

+ Bảo dưỡng sau ca làm việc

+ Phát hiện những hiện tượng khác thường và kịp thời dừng thang, báo cáo lên phòng quản lý chức năng để xử lý.

+ Xử lý để đưa người ra khỏi cabin khi có sự cố

Nhiệm vụ của người quản lý vận hành thang máy

a. Yêu cầu của người quản lý vận hành thang máy

Trong TCVN 5744 – 1993 điều 1.4 ghi rõ: người chịu trách nhiệm quản lý về sự hoạt động an toàn và người vận hành thang máy phải được huấn luyện cơ bản về nghiệp vụ mà mình đảm nhiệm, cụ thể:

+ Hàng ngày phải mở và tắt máy theo đúng quy trình của nhà chế tạo hay hướng dẫn của đơn vị lắp đặt.

+ Bảo dưỡng sau ca làm việc

+ Phát hiện những hiện tượng khác thường và kịp thời dừng thang, báo cáo lên phòng quản lý chức năng để xử lý.

+ Xử lý để đưa người ra khỏi cabin khi có sự cố

b. Các trường hợp xử lý

+ Mất điện nguồn đột ngột

+ Vẫn có điện nhưng vì một lý do nào đó mà cabin bị dừng đúng hoặc không đúng tầng nhưng cửa cabin không mở hoặc cabin chạy, dừng liên tục mà cửa cabin vẫn không mở.

+ Trường hợp khi có hỏa hoạn.

1.Trước khi đóng điện cho thang máy,cuốn hoạt động người vận hành phải kiểm tra các cơ cấu, bộ phận…mới được đóng điện.

2. Sau khi đóng điện người vận hành phải thử cho chạy không tải để kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị.

3. Trong quá trình hoạt động,người vận hành phải thường trực tại nơi quy định để sẵn sàng xử lý sự cố bất thường xảy ra.

4. Khi có sự cố hoặc mất điện hay sửa chữa thang máy phải treo biển tạm thời dừng hoạt động ở các vị trí tầng.

5. Cấm chở người trong thang máy dùng chở hàng hoá.

6. Phải có nội quy vận hành và sử dụng thiết bị do người có thẩm quyền cho phép, đồng thời phải được đặt ở vị trí dễ nhìn để cho mọi người

BẢO TRÌ KỸ THUẬT THANG MÁY

Khái niệm chung

Bảo trì kỹ thuật là tổng hợp các biện pháp kỹ thuật nhằm duy trì cho thang máy luôn ở trạng thái kỹ thuật tốt, đảm bảo an toàn và tin cậytrong quá trình sử dụng.

Kiểm tra kỹ thuật định kỳ

Kiểm tra hàng ngày của thợ vận hành

Đầu giờ mở máy cho thang hoạt động, phải vào trong cabin đi lên đi xuống ít nhất là một lần để kiểm tra tình trạng kỹ thuật của thang. Cần đánh giá tình trạng kỹ thuật khi khởi động và dừng thang

Kiểm tra kỹ thuật định kỳ

Chu kỳ kiểm tra kỹ thuật định kỳ có thể do nhà nước hoặc do bộ ngành hoặc chủ sử dụng yêu cầu. Tùy thuộc vào chất lượng từng loại thang, từng nhà sản xuất, tình trạng kỹ thuật…v.v để định ra một chu kỳ hợp lý, qua đó có thể dự báo, phòng ngừa các sự cố kỹ thuật có thể xảy ra và các bộ phận phải thay thế trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, chủ sử dụng có kế hoạch mua sắm vật tư, phụ tùng thay thế, đồng thời khẳng định được tình trạng kỹ thuật thang máy.

Bảo dưỡng thang máy

a.Bảo dưỡng hàng ngày

Bảo dưỡng hang ngày do người quản lý thang máy thực hiện. Người quản lý thang máy phải thường xuyên có ý thức chăm sóc, bảo dưỡng ở những khu vực hay dây bẩn và có thể gây nguy hiểm cho thang máy.

b. Bảo dưỡng định kỳ

Bảo dưỡng định kỳ thong thường phải nhở một đơn vị chuyên môn được thừa nhận. Nếu đơn vị sử dụng tự làm thì phải có cán bộ, công nhân được đào tạo, hay đã qua các lớp bồi dưỡng và được cấp chứng chỉ về thang máy.  Thời gian một chu kỳ bảo dưỡng do nhà chế tạo hoặc do bộ ngành quy định. Trên cơ sở đó chủ sử dụng lập kế hoạch bảo trì, đảm bảo kế hoạch khai thác và sử dụng thang máy có hiệu quả, không ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh và sử dụng

Nguy hiểm có thể gặp phải

CỨU HỘ THANG MÁY

1. Trường hợp mất điện: thang máy có thể bị cắt nguồn điện bất cứ khi nào do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Tuy nhiên người sử dụng hãy thật bình tỉnh vì hiện nay hầu hết các thang máy đều có trang bị hệ thống cứu hộ tự động ARD (Automatic Rescue Device). Hệ thống này sẽ ngay lập tức đưa thang máy về tầng gần nhất và mở cửa của hành khách bước ra ngoài an toàn.

2. Thang gặp sự cố do hỏng hóc thiết bị: Thang máy có hàng trăm thiết bị cơ khí, điện tử cấu thành, vì thế nếu có một bộ phận thiết bị nào gặp sự cố hay hỏng hóc đều ảnh hưởng đến hoạt động của thang máy. Khi thang máy ngừng hoạt động, hành khách cần giữ bình tỉnh và liên lạc với người bên ngoài hỗ trợ thông qua hệ thống cứu hộ Intercom được trang bị trong thang máy.

3. Thang máy chạy quá tốc độ: Vì lý do nào đó, thang máy có thể chạy với vận tốc nhanh hơn bình thường (không phải rơi tự do).

4. Thang máy bị kẹt cửa: Cửa thang máy bị kẹt không thể mở ra để người trong thang máy bước ra ngoài. Đối với trường hợp này hành khách hãy giữ bình tỉnh và nhấn nút mở cửa trong thang máy, nếu thang máy vẫn không mở cửa thì hành khách có thể liên hệ với người bên ngoài thông qua hệ thống cứu hộ Intercom.

QUY TRÌNH VẬN HÀNH AN TOÀN THANG MÁY

1. Trước khi đóng điện cho thang máy,cuốn hoạt động người vận hành phải kiểm tra các cơ cấu, bộ phận…mới được đóng điện.

2. Sau khi đóng điện người vận hành phải thử cho chạy không tải để kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị.

3. Trong quá trình hoạt động,người vận hành phải thường trực tại nơi quy định để sẵn sàng xử lý sự cố bất thường xảy ra.

4. Khi có sự cố hoặc mất điện hay sửa chữa thang máy phải treo biển tạm thời dừng hoạt động ở các vị trí tầng.

5. Cấm chở người trong thang máy dùng chở hàng hoá.

6. Phải có nội quy vận hành và sử dụng thiết bị do người có thẩm quyền cho phép, đồng thời phải được đặt ở vị trí dễ nhìn để cho mọi người cùng thực hiện.

KIỂM ĐỊNH THANG MÁY

Mỗi loại thang máy có một quy trình kiểm định riêng, thời hạn kiểm định định kỳ, quy định về kiểm định bất thường tất cả được quy định trong quy trình kiểm định (tài liệu đã được up phần đầu của bài viết)

 Note: Đây là phần tóm tắt kiến thức (Click để nhận tài liệu đầy đủ về thang máy)                      

                                                                                                          - Hết-